Phòng, chống bạo lực gia đình: Cần sự chung tay của toàn xã hội

(LĐTĐ) Bạo lực gia đình đang là vấn nạn của xã hội, vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm, tính mạng của mỗi cá nhân, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Đã có không ít những trường hợp nạn nhân bị bạo lực khiến nảy sinh thiên hướng tự tử. Để phòng, chống bạo lực gia đình không ít ý kiến cho rằng bên cạnh sự chung tay của xã hội còn cần một khái niệm pháp lý về “không gian an toàn” để gia đình thực sự trở thành nơi trú ngụ an toàn nhất, là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất cho mỗi người.
phong chong bao luc gia dinh can su chung tay cua toan xa hoi Những câu chuyện đau lòng về bạo lực gia đình ở “Phía sau cánh cửa”
phong chong bao luc gia dinh can su chung tay cua toan xa hoi Bạo lực trong gia đình: Nỗi ám ảnh của trẻ em
phong chong bao luc gia dinh can su chung tay cua toan xa hoi Truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình tại xã Mỹ Thành, Mỹ Đức

Nỗi đau khó cất lời

Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 3 phụ nữ trên toàn cầu thì có một người là nạn nhân của bạo hành gia đình. Tại Việt Nam, tỷ lệ đó cao hơn khi có khoảng 60% phụ nữ từng là nạn nhân của ít nhất một trong ba hình thức bạo hành về thể xác, tình dục và tinh thần. Chưa kể, có những trường hợp đàn ông cũng bị vợ bạo hành. Điều đáng báo động hơn là có tới 50% nạn nhân đã giấu kín sự việc.

phong chong bao luc gia dinh can su chung tay cua toan xa hoi
Một chương trình lồng ghép, tuyên truyền về bạo lực gia đình do CSAGA tổ chức tại địa bàn xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Ảnh: Đinh Luyện

Các hành vi bạo lực chủ yếu là: Chồng chửi, đánh vợ và ngược lại; cha mẹ đánh con và ngược lại; anh em ruột đánh nhau; nàng dâu ngược đãi mẹ chồng... Người gây ra bạo lực gia đình đa số là nam giới và nạn nhân là phụ nữ, người già và trẻ em.

Tại Chương trình gặp gỡ phụ nữ đã phá vỡ định kiến, lên tiếng chống lại bạo lực giới do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị Thành Niên (CSAGA), bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc Trung tâm chia sẻ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình như: Do bất đồng trong phân công lao động, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, sự gia trưởng, ghen tuông, ích kỷ, rượu chè, cờ bạc hay do mâu thuẫn, bất hòa trong gia đình…

Hơn hết, nhiều người phụ nữ ngại “vạch áo cho người xem lưng” vì sợ bị chê cười, nên bạo lực gia đình vẫn như một cơn sóng ngầm, mà chỉ người “ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Vòng tròn bạo lực thì giai đoạn đầu nó rất đơn giản có thể chỉ có thể là những bất đồng quan điểm nhưng nếu không có tư vấn chia sẻ, thì bạo lực nhỏ sau đó sẽ nâng cấp lên bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế, bạo lực tình dục…

Câu chuyện chị O. ở Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) là một ví dụ. Chị O. lấy chồng từ năm 19 tuổi. Suốt 5 năm đầu trong hôn nhân, cuộc sống của chị là “màu hồng” khi chị sinh con trai đầu lòng, chồng chí thú làm ăn, công việc kinh doanh cũng gặp thuận lợi. Thế nhưng, dần dần chị phát hiện chồng có quan hệ “ngoài luồng” với nhiều cô gái.

Từ đó, cuộc sống hôn nhân của chị là chuỗi ngày ngập trong nước mắt với những trận đòn “thừa sống thiếu chết”. Đã có lúc chị bị chồng đánh đến mức phải nhập viện trong tình trạng xương đầu bị rạn. Mức độ bạo lực có chiều hướng tăng dần theo cả chiều hướng bạo lực tinh thần khi chồng thản nhiên dẫn “bồ nhí” về ngồi ăn cơm chung, chọc tức và đánh đuổi mẹ con chị. Đã không ít lần chị bi quan đến mức muốn tự tử. Cho đến nay, dù bạo lực đã giảm, các vết thương trên cơ thể do bị bạo hành cũng dần lành theo năm tháng nhưng những thương tổn về tinh thần thì khó phai.

Nâng cao nhận thức

Gia đình hiện nay đang đứng trước những thách thức mới và chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực như: Giá trị đạo đức có chiều hướng thay đổi, các mối quan hệ trong gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo, vấn nạn bạo lực trong gia đình, tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng…

Tại Hội thảo khoa học quốc gia “Không gian an toàn cho phụ nữ và trẻ em - Khuyến nghị chính sách” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức mới đây, Thạc sĩ Ngô Thị Mai Diên (Viện Thông tin – Khoa học xã hội) cho biết, thường đàn ông gây ra bạo lực gia đình có muôn vàn lý do để biện minh.

Đáng chú ý, bản chất của gia đình là nơi trú ngụ an toàn, là chỗ dựa tinh thần và thể xác tốt nhất cho mỗi người. Tuy nhiên, với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, thì các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái cũng có nhiều biến đổi cả về hình thức và mức độ nghiêm trọng. Bạo lực gia đình không dừng lại ở những gia đình nghèo khó, học vấn thấp mà nó còn xuất hiện cả những gia đình khá giả, có học thức.

Quanh vấn đề này, bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc CSAGA cho rằng, công tác phòng chống bạo lực giới hiện nay vẫn còn rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, đi đôi với những tồn tại và thách thức thì hiện nay, cũng đã có những dấu hiệu tích cực, nhất là từ những sự lên tiếng của dư luận xã hội. Công tác phòng chống bạo lực với phụ nữ nói riêng đã thực sự được các cơ quan chức năng quan tâm đẩy mạnh. Và để có thể làm tốt công tác phòng chống bạo lực gia đình, tạo ra một xã hội an toàn thì rất cần sự chung tay của toàn thể xã hội.

Chia sẻ sâu hơn về những nỗ lực trong hoạt động phòng chống bạo lực giới của CSAGA, bà Nguyễn Vân Anh cho biết, sau khi nắm bắt được thông tin về một vụ việc, trường hợp liên quan đến bạo lực giới các thành viên trong CSAGA sẽ tổ chức họp, phân công nhiệm vụ. Chẳng hạn, với một vụ việc bạo lực gia đình, trước hết sẽ tìm hiểu nguyên nhân, các mối quan hệ bạn bè, gia đình bên chồng, bên vợ của đối tượng. Sau đó, xử lý thông tin và tìm giải pháp thích hợp để tiến hành các bước hòa giải.

Đáng mừng, sau khi có sự hỗ trợ, can thiệp của CSAGA, không ít những “nạn nhân” chịu bạo lực đã dũng cảm phá vỡ những định kiến, trở thành những hạt nhân dũng cảm, tích cực lên tiếng chống lại bạo lực giới. Đơn cử như trường hợp chị O. sau khi được tham gia các lớp tập huấn, những buổi nói chuyện của CSAGA, cá nhân chị O. về cơ bản đã nắm được Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình… sự hiểu biết của chị đã trực tiếp góp phần thay đổi chồng chị và những người xung quanh. Hiện chị là một trong những thành việc tích cực của CSAGA giúp truyền cảm hứng cho những nạn nhân chịu bạo lực giới trên địa bàn Sơn Tây.

Khách quan nhìn nhận, luật pháp Việt Nam đặc biệt quan tâm bảo vệ cho phụ nữ, trẻ em. Những đạo luật bảo vệ cho phụ nữ, trẻ em đến nay đều đã được ban hành, đi vào cuộc sống như Luật Trẻ em; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình… đều đã và đang được các cấp, ngành liên quan nỗ lực triển khai. Bằng nhiều cách làm phù hợp, công tác phòng, chống bạo lực, trong đó có bạo lực gia đình trên địa bàn Hà Nội ngày càng có sự chuyển biến tích cực.

Điều này được thể hiện ở số vụ bạo lực gia đình có xu hướng giảm, nhận thức của người dân từng bước được nâng lên. Cụ thể, theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, từ năm 2008 đến nay, các ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Tổ chức khoảng 350 lớp tập huấn, tọa đàm về công tác bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình cho hơn 43.000 lượt người… Đặc biệt, thành phố đã triển khai 3.168 địa chỉ tin cậy và đường dây tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

Rõ ràng, bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội gây tổn thương về tinh thần và thể chất cho nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Mâu thuẫn không xảy ra trong một gia đình mà mọi thành viên biết sẻ chia, tôn trọng và ý thức rõ ràng trách nhiệm của mình. Bạo lực sẽ không bao giờ xảy ra trong một gia đình mà ở đó cha mẹ cùng đồng sức đồng lòng chăm sóc nuôi dạy con cái, vợ chồng yêu thương, chia ngọt sẻ bùi, xây dựng tổ ấm tiến bộ, hạnh phúc.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động