Phấn đấu bảo đảm ngành kinh tế không bị gẫy đổ
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô | |
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6 | |
Kinh tế- xã hội 9 tháng năm 2017 chuyển biến tích cực |
Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận các nội dung: Báo cáo tình hình Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, song nhìn về tổng thể kinh tế - xã hội quý I/2020, các bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; kịp thời kiểm soát, ứng phó, hạn chế các tác động tiêu cực của dịch bệnh đến nền kinh tế, ổn định tâm lý xã hội, hỗ trợ duy trì sản xuất, kinh doanh, cơ bản đáp ứng yêu cầu về y tế, kinh tế, xã hội và đối ngoại trong bối cảnh có nhiều khó khăn.
Kinh tế quý I tuy chỉ đạt mức tăng trưởng 3,82%, thấp nhất trong 10 năm qua song trong bối cảnh khó khăn hiện nay thì đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch bệnh nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương. Công nghiệp chế biến, chế tạo tuy không tăng cao nhưng tiếp tục giữ vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quý I. Cung cầu hàng hóa trong nước được bảo đảm, tiêu dùng và xuất khẩu tăng nhẹ. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện, đạt 13,09% kế hoạch (cùng kỳ 12,97%). Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được bảo đảm. Công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống, sức khỏe nhân dân được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Các thành viên Chính phủ cho rằng, bước sang quý II/2020, kinh tế - xã hội Việt Nam dự kiến sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn và tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường; dịch Covid-19 đang diễn biến rất nhanh, khó dự báo thời điểm đỉnh dịch và thời điểm kết thúc; doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động; các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn; áp lực kiểm soát lạm phát; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Do đó, đòi hỏi cần có sự chung sức, đồng lòng của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, sự hỗ trợ và chia sẻ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong giai đoạn khó khăn này. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần tích cực, quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ và các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cũng đóng góp nhiều ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID – 19. Thủ tướng nhấn mạnh, việc hỗ trợ phải thực hiện trên các nguyên tắc như: hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập; mất, thiếu việc làm, không đảm bảo mức sống tối thiểu do tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19; Nhà nước và doanh nghiệp cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động; việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách tại Nghị quyết.
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu của các thành viên Chính phủ và các đại biểu tham dự, kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, công tác phòng chống dịch bệnh đã bước đầu đạt được thành công quan trọng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, được nhân dân ủng hộ; kết quả phòng chống dịch bệnh được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
“Tinh thần thời gian tới là chúng ta phải làm quyết liệt hơn nữa, trong 15, 20 ngày tới và có thể cả tháng tới không để dịch bùng nổ. Cả hệ thống chính trị cần tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, muôn người như một, thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, biện pháp đã đề ra”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo. Việc thực hiện Chỉ thị 16 phải hiểu đúng, vận dụng đúng. Tinh thần lớn là phải tiếp tục khóa chặn từ bên ngoài, trừ trường hợp đặc biệt, đồng thời kiên quyết khoanh lại các ổ dịch bên trong, thực hiện cách ly nghiêm túc, đủ thời gian; công tác điều trị phải được thực hiện tốt, hạn chế tối đa tử vong.
Đặc biệt, trong quý II này phải hết sức quan tâm chăm lo an sinh xã hội bảo đảm cuộc sống tối thiểu của những người bị tác động nặng bởi dịch COVID – 19, cùng với đó là bảo đảm an ninh trật tự cho người dân, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư công trên mọi khía cạnh; quan tâm tìm nguồn lực, tìm thị trường để tiếp tục phát triển, đi lên.
Về tình hình kinh tế-xã hội tháng 3 và Quý I/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Quý I/2020 tăng trưởng đạt 3,82% đây là một sự cố gắng lớn, dẫn đầu khu vực trong bối cảnh nhiều nước tăng trưởng âm, nhiều nước tăng trưởng bằng không và nhiều nước tăng trưởng thấp hơn.
“Khó khăn sẽ chồng chất trong quý II, nhưng tinh thần của chúng ta là quyết liệt hơn nữa, phấn đấu bảo đảm ngành kinh tế không bị gẫy đổ, phải duy trì mức tăng trưởng cần thiết để giải quyết việc làm, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, chủ động, linh hoạt; nhất quán quan điểm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, khơi thông các động lực cho tăng trưởng; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Giữ ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, thị trường ngoại hối, không để xảy ra biến động bất lợi; đảm bảo thanh khoản, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ lạm phát theo kịch bản đề ra; trước mắt kiên quyết giảm giá thịt lợn, không tăng giá các dịch vụ thiết yếu; đồng thời sớm nghiên cứu đề xuất phương án giảm giá một số dịch vụ thiết yếu và miễn, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính để chia sẻ khó khăn đối với người dân và doanh nghiệp trong thời gian dịch Covid-19. Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng mạnh hơn nữa phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và diễn biến tình hình thực tế dịch Covid-19.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31