Những mốc son của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 11 kỳ đại hội

Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ ngày 3-7.2.1930 tại Cửu Long (Trung Quốc) là một sự kiện mang tầm vóc lịch sử. Hội nghị đã đề ra Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, vạch ra đường lối giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội của Cách mạng Việt Nam. Kể từ đó đến nay, Đảng ta đã trải qua 11 kỳ đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I

Diễn ra từ ngày 27 đến ngày 31.3.1935 tại phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc). Tham dự có 13 đại biểu chính thức thay mặt cho 500 đảng viên trong nước và các Đảng bộ ở nước ngoài.

Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng trước mắt là củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi và chống chiến tranh đế quốc. Đại hội đánh dấu sự khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước ra ngoài nước; đẩy mạnh cuộc vận động thu phục quần chúng, thống nhất phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí Thư.

Những mốc son của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 11 kỳ đại hội

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II

Diễn ra từ ngày 11-19.2.1951 tại xã Vinh Quang, Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang). Dự đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 766.000 đảng viên cộng sản trên toàn Đông Dương.

Đồng chí Tôn Đức Thắng đọc diễn văn khai mạc ĐH. ĐH thông qua Báo cáo chính trị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Báo cáo "Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới CNXH" của đồng chí Trường Chinh. ĐH còn thông qua Chính cương của Đảng Lao Động Việt Nam (Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên này).

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta. Đường lối do Đại hội vạch ra đã đáp ứng yêu cầu trước mắt của kháng chiến và yêu cầu lâu dài của cách mạng, đồng thời đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận cách mạng nước ta.

Đại hội đã bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III

Đại hội diễn ra từ ngày 5-10.9.1960 tại Hà Nội. Có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước đã về dự Đại hội. Đường lối cách mạng do đại hội vạch ra là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình, thống nhất nước nhà.

Đại hội đã tổng kết 30 năm lãnh đạo của Đảng, nêu lên những bài học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch Đảng. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TƯ Đảng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV

Đại hội diễn ra từ ngày 14-20.12.1976 tại Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.008 đại biểu chính thức thay mặt cho 1.550.000 đảng viên của cả hai miền đất nước, cùng với sự có mặt của nhiều Đảng Cộng sản và các tổ chức quốc tế khác.

Đại hội đã thảo luận, đánh giá quyết định chuyển cách mạng Việt Nam từ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam sang thực hiện cách mạng xã hội trên toàn đất nước.

Đại hội thông qua Báo cáo Chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1976-1980), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng.

Đại hội đổi tên Đảng Lao Động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Lê Duẩn tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V

Đại hội diễn ra từ ngày 27-31.3.1982. Tham dự Đại hội có 1.033 đại biểu thay mặt 1.727.000 đảng viên hoạt động trong 35.146 đảng bộ cơ sở.

Đại hội khẳng định nhiệm vụ: "Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Hai nhiệm vụ chiến lược đó quan hệ mật thiết với nhau. Xây dựng chủ nghĩa xã hội làm cho đất nước lớn mạnh về mọi mặt thì mới có đủ sức đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược của địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Ngược lại có tăng cường phòng thủ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc mới có điều kiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI

Đại hội diễn ra từ ngày 15-18.12.1986 tại Thủ đô Hà Nội. Dự Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên trong toàn Đảng. Đến dự Đại hội có 32 đoàn đại biểu quốc tế.
Đại hội đề xướng và lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới. Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lê-nin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ được giao trách nhiệm là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Những mốc son của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 11 kỳ đại hội

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII

Đại hội diễn ra từ ngày 24-27.6.1991 tại Hà Nội. Dự đại hội có 1.176 đại biểu, thay mặt cho hơn 2.155.022 đảng viên trong cả nước.

Với nhiệm vụ "Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đưa đất nước đi theo con đường đổi mới", Đại hội VII là Đại hội của trí tuệ-đổi mới, dân chủ-kỷ cương-đoàn kết; là Đại hội lần đầu tiên thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.

Đại hội VII có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ quyết định những nhiệm vụ chính trị nặng nề trước mắt, mà cả con đường, bước đi của cách mạng nước ta trong những thập niên tiếp theo. Đó là quyết tâm đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII

Đại hội diễn ra từ ngày 28.6-1.7.1996 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần 2 triệu 130 nghìn đảng viên trong cả nước.

Đại hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu cột mốc phát triển mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta. Đại hội VIII của Đảng là Đại hội tiếp tục đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Đồng chí Đỗ Mười được bầu lại làm Tổng Bí thư (sau đó, tại Hội nghị BCHTƯ lần thứ 4 khóa VIII - tháng 12.1997, đồng chí Lê Khả Phiêu đã được bầu làm Tổng Bí thư).

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX

Đại hội diễn ra từ ngày 19-22.4.2001 tại Hà Nội. Tham dự ĐH có 1.168 đại biểu là những đảng viên ưu tú được bầu từ các đại hội Đảng bộ trực thuộc, đại diện cho 2.479.719 đảng viên trong toàn Đảng.

Đại hội IX có nhiệm vụ kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng ta ngang tầm với đòi hỏi của dân tộc trong thời kỳ mới; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới.

Đại hội IX của Đảng có ý nghĩa trọng đại mở đường cho đất nước ta nắm lấy cơ hội, vượt qua thách thức tiến vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới, thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X

Đại hội diễn ra từ ngày 18-25.4.2006 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 1.176 đại biểu thay mặt cho hơn 3,1 triệu đảng viên trong toàn Đảng.

Đại hội X của Đảng có nhiệm vụ nhìn thẳng vào sự thật để kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001 – 2005), chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) và nhìn lại 20 năm đổi mới; từ đó tiếp tục phát triển và hoàn thiện đường lối, quan điểm, định ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm tới (2006-2010); phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng; bổ sung sửa đổi một số điểm trong Điều lệ Đảng....

Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X.

Những mốc son của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 11 kỳ đại hội

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI

Đại hội lần thứ XI của Đảng chính thức diễn ra từ ngày 12 đến 19.1.2011 tại Hà Nội với sự tham dự của 1.377 đại biểu, đại diện cho hơn 3,6 triệu đảng viên sinh hoạt ở gần 54.000 tổ chức cơ sở Đảng.

Chủ đề Đại hội: "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

Đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) trình bày Báo cáo về các văn kiện Đại hội XI của Đảng. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Một thập kỷ dẫn đầu - BIDV lần thứ 10 nhận giải Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam

Một thập kỷ dẫn đầu - BIDV lần thứ 10 nhận giải Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam

Ngày 20/2/2025, tại Tokyo - Nhật Bản, BIDV được Tạp chí The Asian Banker vinh danh là Ngân hàng Bán lẻ Tốt nhất Việt Nam 2025 trong khuôn khổ Lễ trao giải TAB Global Excellence in Retail Finance Awards 2025. Đây là lần thứ 10 BIDV nhận được giải thưởng uy tín này, tiếp tục khẳng định vị thế Ngân hàng Bán lẻ số 1 tại Việt Nam.
Khánh Hòa bổ nhiệm loạt lãnh đạo sở, ngành sau sáp nhập

Khánh Hòa bổ nhiệm loạt lãnh đạo sở, ngành sau sáp nhập

Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Khánh Hòa đã bổ nhiệm Giám đốc các, sở ngành sau sáp nhập và công bố quyết định nghỉ hưu trước tuổi cho 4 nhân sự.
“Ford SUV Tech Show” mang đến trải nghiệm đỉnh cao cho những tín đồ SUV

“Ford SUV Tech Show” mang đến trải nghiệm đỉnh cao cho những tín đồ SUV

Từ ngày 21 - 23/2/2025, tại nhiều tỉnh thành trên cả nước sẽ chính thức diễn ra sự kiện Ford SUV Tech Show 2025. Trong đó, hai sự kiện lớn nhất sẽ được tổ chức tại đường đua F1, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm (Hà Nội) và Công viên Bờ Sông Bạch Đằng, đường Trần Bạch Đằng, thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).
Những cặp đấu "ân oán" vòng 1/8 Champions League 2024/25

Những cặp đấu "ân oán" vòng 1/8 Champions League 2024/25

Vào lúc 19h ngày 21/2 (giờ Việt Nam), UEFA đã tiến hành bốc thăm vòng 1/8 Champions League 2024/25.
Ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở thứ 9 trên địa bàn quận Long Biên

Ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở thứ 9 trên địa bàn quận Long Biên

Chiều 21/2, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức Lễ ra mắt Nghiệp đoàn lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở phường Long Biên với 54 đoàn viên.
Quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội Đảng bộ quận trước ngày 20/6

Quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội Đảng bộ quận trước ngày 20/6

Chiều 21/2, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 36 với nhiều nội dung quan trọng.
Quận Đống Đa ra mắt Mô hình điểm tiếp nhận thủ tục hành chính liên phường

Quận Đống Đa ra mắt Mô hình điểm tiếp nhận thủ tục hành chính liên phường

Ngày 24/2, quận Đống Đa sẽ ra mắt “Mô hình điểm tiếp nhận thủ tục hành chính (TTHC) liên phường” đầu tiên trên địa bàn quận với kỳ vọng sẽ góp phần khắc phục những hạn chế của mô hình bộ phận một cửa truyền thống, để giải quyết tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Tin khác

Sáp nhập các tỉnh: Sẽ tạo một hệ thống hành chính hiện đại, linh hoạt và hiệu quả

Sáp nhập các tỉnh: Sẽ tạo một hệ thống hành chính hiện đại, linh hoạt và hiệu quả

PGS.TS đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng, chủ trương sáp nhập các tỉnh nếu được triển khai một cách bài bản, đồng bộ và có sự đồng thuận cao trong xã hội, sẽ tạo một hệ thống hành chính linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên phát triển mới - nơi mà bộ máy Nhà nước không chỉ tinh gọn mà còn thực sự vận hành theo nguyên tắc hiệu quả, minh bạch và hướng tới sự thịnh vượng chung của đất nước.
Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Cần sự quyết tâm vào cuộc đồng bộ để đảm bảo tiến độ

Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên: Cần sự quyết tâm vào cuộc đồng bộ để đảm bảo tiến độ

Chiều 21/2, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về tiến độ thực hiện Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Nâng cao vai trò của công chứng trong bối cảnh chuyển đổi số

Nâng cao vai trò của công chứng trong bối cảnh chuyển đổi số

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi nhấn mạnh, trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống công chứng theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
TP.HCM: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng, hợp lòng dân

TP.HCM: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng, hợp lòng dân

Mặc dù chỉ diễn ra trong một ngày (20/2) nhưng Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng, từ các vấn đề dân sinh, quy hoạch, đầu tư xây dựng đến tổ chức bộ máy hành chính và công tác nhân sự, đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Thành phố.
Tuyên truyền nêu bật vai trò của Đảng bộ thành phố Hà Nội

Tuyên truyền nêu bật vai trò của Đảng bộ thành phố Hà Nội

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 3/2025, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đề nghị các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội. Trong đó, cần nêu bật vai trò của Đảng bộ thành phố Hà Nội, để người dân tự hào về chặng đường 95 năm qua.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Nhiều hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội

Tại Hội nghị thông tin chuyên đề do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, chiều 20/2, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Lê Thị Ánh Mai đã thông tin về các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).
Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính cấp tỉnh

Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính cấp tỉnh

Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp

Sau 6,5 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, đổi mới, khoa học, trách nhiệm cao, ngày 19/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp. Mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng tại Kỳ họp, Quốc hội đã quyết định một loạt chính sách mới, quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước.
Nhiều cán bộ các cơ quan của Quốc hội tự nguyện từ cấp trưởng xuống cấp phó

Nhiều cán bộ các cơ quan của Quốc hội tự nguyện từ cấp trưởng xuống cấp phó

Từ nay đến hết nhiệm kỳ, các ủy viên là đại biểu hoạt động chuyên trách sẽ được giữ nguyên các chế độ như hệ số phụ cấp, chức vụ, đến nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI sẽ thực hiện chung, thống nhất trong hệ thống theo quy định của Đảng, Nhà nước.
TP.HCM: Cần gần 17.000 tỷ đồng để thực hiện sắp xếp bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18

TP.HCM: Cần gần 17.000 tỷ đồng để thực hiện sắp xếp bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Tờ trình số 1033 trình Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố về chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CB, CC, VC, NLĐ) khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính các cấp hệ thống chính trị, trường hợp phụ trách công tác đảng tại tổng công ty, công ty do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị tác động khi thực hiện sắp xếp tổ chức đảng; trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trên địa bàn TP.HCM.
Xem thêm
Phiên bản di động