Những chuyện kỳ lạ quanh chân đèo Pha Đin
Rét đậm, rét hại xuất hiện ở vùng núi, có băng giá ở đèo Pha Đin | |
Vẻ đẹp ngoạn mục của 5 cung đường đèo hiểm trở nhất Việt Nam | |
Khám phá “tứ đại đèo”, nghe gà gáy vang 3 nước |
Ngoài sự hùng vĩ, quanh con đèo huyền thoại này còn có không ít câu chuyện lạ kỳ, những con người dũng cảm “đánh” nghiện, xóa cây anh túc... để vùng đất cằn dưới chân đèo lột xác, đổi thay trong gian khó.
Con đèo đi vào huyền thoại
Trong một chuyến công tác đến huyện Thuận Châu (Sơn La), nhằm tìm hiểu cuộc sống hậu tái định cư của các bản làng vùng cao Tây Bắc, giữa lưng chừng đường anh bạn đồng nghiệp ghé tai thủ thỉ “Pha Đin đẹp bậc nhất trong tứ đèo, liệu có ham thú khám phá thử”. Chẳng kịp nghĩ, hai kẻ lãng du lại “kẹp” chiếc hon đa thồ ọc ạch, cứ nhằm hướng đường 6 lên Điện Biên mà tới.
…Theo một số cao niên ở các bản quanh Pha Đin chỉ nghĩa thì tên gọi con đèo có thể hiểu là điểm giao thoa giữa trời và đất. Người Thái vẫn thường than “Phạ ơi” dịch ra tiếng Kinh thì tương đương với “trời ơi”. “Pha” ở đây gọi chệch từ Phạ, có nghĩa là “cha trời”, còn “Đin” là mẹ đất. Gắn với đỉnh Pha Đin, dân bản địa còn truyền tai nhau một dị bản phân chia lãnh thổ giữa đất Sơn La và Lai Châu cũ (nay là Điện Biên).
Con đường dẫn vào bản Pom Mé, xã Mường É lầy lội với nhiều khúc quanh |
Nghe kể, thuở ấy để phân định ranh giới vùng đất này, các bản làng quanh vùng đã họp nhau và tiến hành một cuộc đua ngựa. Trong luật đua ngựa chia đất ấy thì bên nào thắng sẽ hưởng phần đất rộng lớn tương đương với diện tích đất có vó ngựa chạy qua. Kết quả là, ngựa Lai Châu chạy nhanh hơn, điểm gặp nhau của đôi ngựa chính là đỉnh đèo Pha Đin, đèo thuộc sự quản lý của cả Sơn La và Lai Châu cũ.
Chẳng biết những câu chuyện quanh Pha Đin đúng bao nhiêu phần nhưng ngược cung đường 6 lên Tây Bắc thời điểm này cho đến tháng 12, bất kỳ ai cũng dễ dàng thấy mùa hoa ban đã nhường chỗ cho những mầm lộc non mơn mởn. Qua gần con đèo Pha Đin, bất giác tôi ngước trông hai bên đường nơi có không ít thiếu nữ dân tộc Thái đang gùi búp ban xanh. Những quẩy búp ban ấy còn mơn mởn, chúng tỏa ra nguyên mùi hương ngai ngái đặc trưng.
Nghe những sơn nữ này kể thì chính loài hoa đẹp, lại là thứ rau đặc sản thanh ngon chẳng nơi đâu có. Nghe đâu, những búp ban e ấp mới chỉ lún phún đâm ra đôi lá đã được đồng bào bản địa tỏa đi hái chúng từ tít trên các mỏm đồi cao. Họ mang chúng về rồi rửa sạch, cho vào vại muối như người ta muối dưa cải ở miền xuôi. Rau ban là món “đưa cơm” truyền thống bao đời của đồng bào Thái vùng Tây Bắc, nếu ăn nó với cá sông thì chẳng mấy thứ mỹ vị bì kịp.
Vượt qua không ít khúc cua “tay áo” hiểm trở, những sơn nữ vội vã trong tiếng cười nói trong trẻo, tôi đã leo đến được đỉnh con đèo. Từ trên đỉnh đèo nhìn xuống, Pha Đin hiện ra chênh vênh như dải lụa mỏng manh vắt vẻo giữa một bên là vách núi và một bên là vực sâu hun hút. Kỳ thực, ở dọc thân đèo, người ta cắm không ít biển cảnh báo về độ dốc của con đèo hiểm trở này. Trung bình, đèo có độ dốc khoảng 10%, có chỗ đến 15%, thậm chí có những đoạn cua ngược dốc cục bộ 19%. Lúc lên và xuống dốc đếm vội con đường đèo ngoằn ngoèo với không dưới 8 đường cua, nhiều đoạn chỉ đủ cho một ô tô đi qua.
Nhưng cần phải nói thêm một điểm rằng, nếu so mười năm về trước với thời điểm hiện tại, hiện con đèo hùng vĩ này xe cộ cũng ít lưu thông qua hơn. Hay nói cách khác, qua đèo Pha Đin thời điểm hiện tại chỉ còn phù hợp với khách du lịch ưa mạo hiểm. Vì sao ư? Bởi suốt những năm từ 2006 đến 2009, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Sơn La - Tuần Giáo với tổng mức đầu tư hơn ngàn tỷ đồng đã hoàn tất. Tuyến đường tránh đèo Pha Đin được xây dựng bám theo sườn núi với đỉnh đèo phụ phía trái Quốc lộ 6 cũ, có độ cao khoảng 1.000m, thấp hơn đèo Pha Đin 200 - 400m và hơn hết việc lưu thông qua đường tránh này cũng giúp đảm bảo an toàn giao thông hơn.
Ông cán bộ “đánh” nghiện, xóa cây anh túc
Từ chân đèo Pha Đin chúng tôi lại tiếp tục xuôi theo một con đường đá khoảng 3km, để về xã Mường É. Nghe đâu, suốt bao đời nay, người dân Mường É đã cố công chinh phục suối Nặm É có nguồn từ chân đèo Pha Đin. Nước từ con suối này chảy quanh năm, là nguồn chính giúp phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho hàng trăm gia đình nơi đây.
Nhưng cần phải nói thêm một điểm rằng, nếu so mười năm về trước với thời điểm hiện tại, hiện con đèo hùng vĩ này xe cộ cũng ít lưu thông qua hơn. Hay nói cách khác, qua đèo Pha Đin thời điểm hiện tại chỉ còn phù hợp với khách du lịch ưa mạo hiểm. Vì sao ư? Bởi suốt những năm từ 2006 đến 2009, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Sơn La - Tuần Giáo với tổng mức đầu tư hơn ngàn tỷ đồng đã hoàn tất. Tuyến đường tránh đèo Pha Đin được xây dựng bám theo sườn núi với đỉnh đèo phụ phía trái Quốc lộ 6 cũ, có độ cao khoảng 1.000m, thấp hơn đèo Pha Đin 200 - 400m và hơn hết việc lưu thông qua đường tránh này cũng giúp đảm bảo an toàn giao thông hơn. |
Mới đây, cùng sự quan tâm sát sao và đầu tư kịp thời của Nhà nước, Mường É đã xây dựng 30km kênh mương và 7 đập kiên cố, 30 đập tạm. Sự đầu tư chăm lo đời sống sinh hoạt, sản xuất kịp thời này đã thúc đẩy kinh tế nơi đây phát triển vượt bậc. Theo một thống kê gần đây, toàn xã hiện có 135 hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, trong đó, 53 hộ làm giàu từ sản xuất cây lương thực, 20 hộ kinh doanh tổng hợp và 62 hộ chăn nuôi.
Đời sống người dân ở Mường É đang từng ngày thay da đổi thịt, thế nhưng được sự “mách nước” của cư dân bản địa, chúng tôi quan tâm hơn đến chuyện một vị nguyên là cán bộ xã đã dũng cảm trả lại dân chức để đi cai nghiện. Nghe đâu, vị cán bộ này tên Khổ, ông cũng là một trong số ít người vì mê đánh án cướp bóc trên đèo Pha Đin, triệt phá cây anh túc ở Mường É mà khiến bản thân mắc nghiện.
Vật lộn với nhiều khúc quanh, và con đường lầy lội hố hõm chưa kịp “bê tông hóa”, mãi sau nửa giờ đồng hồ, chúng tôi mới tìm được vào nhà ông Khổ ở đầu bản Pom Mé. Ông Khổ tên đầy đủ là Bạc Cầm Khổ, mới nghỉ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Mường É từ năm 2012. Theo lời của nguyên cán bộ xã này thì khắp đất Mường É chẳng đâu kiếm được cái tên họ kỳ lạ như của ông. Cái tên ấy cũng ít nhiều khiến cuộc đời ông xảy ra biến cố khổ sở. Nhưng có điều trùng hợp là vợ ông Khổ cũng có một cái tên “lạ” - Quàng Thị Khốn. Ghép tên hai người lại thì người ta được một cặp Khốn – Khổ.
Nghe kể lại, trước khi về công tác tại địa phương, ông Khổ từng là lính trinh sát đặc công thuộc đơn vị C44 – E335, đóng quân ở Xiêng Khoảng (Lào). Năm 1977 ông xuất ngũ về đảm nhiệm “chân” cán bộ lâm nghiệp. Đến năm 1983, ông Khổ được bầu làm phó chủ tịch xã kiêm vị trí trưởng công an Mường É. Nhớ lại chuyện quá khứ “đánh” cây anh túc ở Mường É và chống giặc cướp ở đèo Pha Đin, ông Khổ thuật lại: “Mường É trước đây tím ngắt hoa thuốc phiện. Số người nghiện nặng lên tới hơn 80 người, Riêng bản Chiềng Ve sát Quốc lộ 6 có tới 90% nhà có người nghiện và tham gia trộm cướp các xe khách dọc tuyến Quốc lộ 6 từ Sơn La đi Tuần Giáo”.
Là cán bộ nắm rõ sự tình địa bàn, ban ngày ông Bạc Cầm Khổ tích cực tuyên truyền để người dân xóa cây anh túc. Đêm đến, ông lại cùng lực lượng Công an huyện Thuận Châu phá án. Những đận đánh án ấy, khi thì ông phá được lô hàng cướp quân trang, quân dụng, lúc lại triệt được đường dây buôn hàng trắng, Bạc Cầm Khổ trở thành tấm gương sáng trong bản làng. Ấy nhưng, chính vào lúc ông Khổ đánh án “sung mãn” nhất lại chẳng hay bản thân đã dính vào nghiện ngập. Thì ra, trong những chuyến mật phục, trà trộn vào đội ngũ kẻ xấu, ăn nằm và giao du với chúng ông đã nghiện.
Cũng nhờ việc cai khó khăn ở bản thân, ông Khổ mới hiểu kẻ nghiện ngập gặp khó khi rũ bỏ “cái chết trắng” như thế nào. Cũng từ đấy, ông càng nỗ lực hơn trong việc tuyên truyền chống trồng cây anh túc trong bản làng. Ông lấy bản thân mình ra để người trong bản hiểu rằng nghiện ngập sẽ gây đau khổ. Và đáng quý là, hàng trăm người đã được cai nghiện ma tuý ở Mường É, thậm chí có cả trường hợp cụ ông 80 tuổi với thâm niên 60 năm chìm trong làn khói trắng đã dứt nghiện thành công.
Cuộc sống ấm no đang đến từng ngôi nhà, từng ngõ bản dọc đèo Pha Đin bốn mùa mây phủ. Khắp con đèo huyền thoại này đang từng ngày thay da đổi thịt nhờ “bộ ba” cà phê – táo mèo – sa nhân. Chỉ mươi năm nữa thôi, nếu đặt chân lại vùng đất này, tôi tin chắc “quả ngọt” đã về với cuộc sống bà con nơi đỉnh đèo Pha Đin lộng gió...
Giang Nam – Văn Học
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21