Nhiều sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng: Phải bịt những kẽ hở cơ chế

Thời gian gần đây, một số cựu lãnh đạo ngân hàng TMCP, các tổ chức tín dụng, các đơn vị liên đới bị đưa ra xét xử. Từ những vụ đại án này có thể thấy thời gian qua trong công tác quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn còn nhiều lỗ hổng cần phải sớm khắc phục.
phai bit nhung ke ho co che Tái xét xử Hà Văn Thắm cùng đồng phạm
phai bit nhung ke ho co che Hà Văn Thắm cùng 47 bị cáo hầu tòa
phai bit nhung ke ho co che Những lãnh đạo “chóp bu” Oceanbank vướng vòng lao lý
phai bit nhung ke ho co che Nguyên tổng giám đốc OceanBank bị bắt

Nhiều đại án ngân hàng

Trở lại vụ án xảy ra tại NH Oceanbank, ngày 28/8, TAND TP Hà Nội mở lại phiên tòa sơ thẩm đối với Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Oceanbank, cùng đồng phạm.

Trong vụ án này, tổng cộng 56 bị cáo bị đưa ra xét xử với nhiều tội danh. Số tiền mà Hà Văn Thắm cùng đồng phạm đã gây thiệt hại trong vụ án này lên tới gần 2.000 tỉ đồng. Cơ quan điều tra xác định, Hà Văn Thắm đã thỏa thuận với Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nguyên Tổng giám đốc Oceanbank về việc OceanBank chi tiền lãi suất ngoài huy động vốn tiền gửi của PVN. Nguyễn Xuân Sơn đã nhận 246 tỉ đồng rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền này.

Trong đó, Sơn tham ô 49 tỉ đồng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 197 tỉ đồng. Hà Văn Thắm cũng phạm tội tham ô tài sản đối với số tiền 49 tỉ đồng và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đối với số tiền 197 tỉ đồng với vai trò đồng phạm, giúp sức cho Sơn.

Ngoài hai bị cáo trên còn có hàng chục bị cáo khác là lãnh đạo tại hội sở ngân hàng và lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank trên toàn hệ thống cũng phải chịu trách nhiệm hình sự từ việc làm sai trái của Hà Văn Thắm.

phai bit nhung ke ho co che
Phiên tòa xét xử bị cáo Hà Văn Thắm cùng đồng phạm.

Cũng trong thời gian qua, Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về kinh tế và tham nhũng - Bộ Công an, đang thụ lý điều tra vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại 4 ngân hàng: Tiên Phong Bank, Sacombank, BIDV và Ngân hàng Xây dựng. Theo kết quả điều tra và chứng cứ thu thập, ngày 31/7, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố 25 bị can và ra lệnh bắt tạm giam 16 người trong số này.

Theo Bộ Công an, ông Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank và nguyên Tổng giám đốc Sacombank Phan Huy Khang (44 tuổi) nằm trong danh sách những người bị bắt tạm giam. Cùng ngày, Viện KSND Tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh của Cơ quan CSĐT. Ngày 1/8, Cơ quan CSĐT đã thi hành các quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam đối với các bị can đồng thời điều tra mở rộng, thu hồi tài sản để xử lý theo quy định pháp luật. Bước đầu, cơ quan chức năng xác định ông Trầm Bê và các đồng phạm gây thiệt hại khoảng 6.600 tỉ đồng…

Lỗ hổng trong quản lý

Theo Luật sư Trịnh Khánh Toàn – Đoàn luật sư TP Hà Nội: Những năm gần đây, hệ thống pháp luật hành chính, ngân hàng đến pháp luật hình sự của chúng ta rất chặt chẽ. Nhưng có lẽ lỗ hổng không nằm ở việc ban hành pháp luật mà cốt lõi là thực thi pháp luật, phát hiện, xử lý và giải quyết những vấn đề tội phạm phát sinh trên thực tế như thế nào.

Thực tế trong nhiều vụ án xảy ra thời gian qua cho thấy vai trò thâu tóm của một số cá nhân, họ quyết định toàn bộ hoạt động của ngân hàng dẫn đến sự làm ngơ, buông lỏng. Chức năng thanh tra, giám sát, cảnh báo của chúng ta chưa kịp thời dẫn đến hậu quả nặng nề cho nền kinh tế. Cụ thể, vụ án xảy ra tại Oceanbank là điển hình cho lỗ hổng trong quản lý kinh tế khi hạ tầng cơ sở thực tiễn của nền kinh tế đã vượt trước cơ chế quản lý cũng như trình độ quản lý của cán bộ.

Lỗ hổng này từ trên xuống dưới, điển hình là trong kết luận vừa qua của Thanh tra Chính phủ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) những năm 2010-2015 về những sai phạm trong công tác quản lý khi không kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử phạt vi phạm và đưa những ngân hàng có dấu hiệu vào dạng quản lý theo quy định của Điều 146 Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong đó có Oceanbank là điển hình.

Hà Văn Thắm đã chỉ đạo thuộc cấp chi trả lãi ngoài cao hơn quy định NHNNVN và vi phạm Chỉ thị số 02/CT-NHNN của NHNNVN ngày 7/9/2011về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và bằng đô la Mỹ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mộ̣t cách công nhiên từ đó tạo điều kiện cho các đối tượng tham ô, lạm dụng chức vụ chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng, làm thất thoát, thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng vốn của ngân hàng (trong đó có vốn Nhà nước) dẫn đến hệ quả bị thu mua 0 đồng…

Do vậy, để hạn chế thiệt hại thì việc phòng ngừa rủi ro thông qua quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro đảm bảo, đặc biệt là phải quản lý chặt khâu nhận tài sản đảm bảo đối với các ngân hàng. Việc quản lý theo hạn mức phân cấp, phân quyền cần chặt chẽ hơn. Và điều cốt yếu vẫn phải là tăng cường công tác quản trị để bịt lỗ hổng dẫn tới sự sai phạm cả từ trong và ngoài ngân hàng.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo 197 các cấp cần phải tăng cường xử lý, xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, tái phạm…
TP.HCM miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi

TP.HCM miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi

(LĐTĐ) Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM vừa thông qua tờ trình của UBND TP.HCM về việc ban hành nghị quyết quy định mức học phí và các khoản thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2024 - 2025.
Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, với những lợi ích đa dạng và toàn diện, du lịch xanh trở thành một hướng phát triển quan trọng cho ngành Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, vấn đề an toàn thực phẩm cần phải được giải quyết triệt để.
Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

(LĐTĐ) Liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Bộ Công an vừa bắt tạm giam đối với 4 bị can trong đó có bà Nguyễn Thị Hồng, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo 09, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.

Tin khác

Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

(LĐTĐ) Liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Bộ Công an vừa bắt tạm giam đối với 4 bị can trong đó có bà Nguyễn Thị Hồng, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo 09, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động