Nghề cần được đào tạo bài bản
Trục lợi từ các dự án nhà ở xã hội? | |
Xã hội hóa y tế: Nhiều bất cập nảy sinh |
Nhiều áp lực không gọi thành tên
Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ...). Chính vì vậy, công việc của những người làm CTXH khá vất vả, phức tạp.
Từ lâu, “Ngôi nhà bình yên” (NNBY) thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, được biết đến như chốn đi về của những mảnh đời đầy sóng gió. Rất nhiều phụ nữ, trẻ vị thành niên bị lừa bán sang bên kia biên giới khi may mắn trốn chạy về Việt Nam, bị bạo lực gia đình đã được bao bọc, yêu thương, chở che ở ngôi nhà này.
Người khuyết tật là đối tượng cần nhận được sự hỗ trợ của xã hội |
Cô Đoàn Bình Minh, quản lý NNBY, cho hay, hầu hết các nạn nhân khi được đưa về lánh nạn tại NNBY đều bị xâm hại về thể xác lẫn tinh thần nên tâm lý hoảng loạn, sợ hãi... Điều đáng nói, không phải đối tượng nào cũng phối hợp với người làm công tác hỗ trợ mà đôi khi do tâm lý chưa thực sự ổn định, những nạn nhân này có những hành vi đối phó như không tuân thủ nội quy, biếng ăn, bỏ bữa...thậm chí xé quần áo. Chính vì vậy, ngoài kiến thức, nhân viên CTXH cần phải được đào tạo nhiều về kỹ năng mềm như chia sẻ, động viên...phù hợp với từng đối tượng. “Ví dụ, trường hợp một người có tổn thương tâm lý và có ý định tự tử, nhân viên xã hội cần tìm hiểu nguyên nhân và mức độ tổn thương của người đó và giúp đỡ họ vượt qua khủng hoảng bằng cách tham vấn hoặc trị liệu tâm lý để người đó ổn định lại và không có hành vi làm tổn hại đến bản thân nữa”, cô Minh cho biết thêm.
Thực tế, không phải đối tượng yếu thế, thiệt thòi nào cũng may mắn nhận được sự giúp đỡ từ những cá nhân, tổ chức làm công tác xã hội. Chị Nguyễn Thị Linh – một thành viên của Chi hội điếc, cho biết, mình cũng như nhiều phụ nữ sinh hoạt ở chi hội người điếc không chỉ bị cô lập với xã hội, họ còn bị chính những người thân trong gia đình tước mất quyền cơ bản của một con người, đặc biệt là quyền làm mẹ. Bản thân chị Linh được mẹ đưa đến cơ sở y tế để đặt vòng tránh thai mà chị không hề hay biết. Gốc rễ của vấn đề là các bà mẹ thường cho rằng, con mình không thể có đủ khả năng để làm một người mẹ bình thường, nên sẽ không thể chăm sóc con mình được. Khi kết hôn, hai vợ chồng chị muốn có con nhưng cố mãi cũng không được, nhờ một người phiên dịch đưa đi khám chị mới được biết điều này. Chị Linh cũng thừa nhận một thực tế, nếu không là thành viên của chi hội người điếc thì chị cũng không có cơ hội nhận được sự giúp đỡ của phiên dịch khi có nhu cầu giao lưu với cộng đồng từ những người làm công tác xã hội.
Việc thiếu những tình nguyện viên làm cầu nối hỗ trợ đối tượng yếu thế, thiệt thòi khiến không ít những cơ sở làm công tác dịch vụ rơi vào thế bị động khi phục vụ những đối tượng này. Ths. Bs Lê Thanh Thúy, Phó giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội, thừa nhận, đội ngũ y bác sỹ thực sự lúng túng đối với những trường hợp bệnh nhân điếc khi họ đến đây để khám thai. Đối với những bệnh nhân có người nhà đi kèm, mọi trao đổi sẽ được thông qua trung gian này. Còn đối với bệnh nhân không có người đi kèm quả thật khó khăn cho các y, bác sỹ. “Thậm chí chúng tôi phải dùng đến phương pháp “bút đàm” để trao đổi với nhau. Vì thế đối với những trường hợp bệnh nhân điếc thường mất thời gian gấp hai, ba lần bình thường”, bác sỹ Thúy cho biết.
Thiếu hụt kỹ năng
Theo nội dung đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020, cả nước hiện có chưa tới 40 trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành này, mỗi năm tuyển sinh chỉ khoảng 2.000 sinh viên chuyên ngành CTXH. Đội ngũ giảng viên CTXH có bằng tiến sĩ và thạc sĩ rất ít, chỉ khoảng 30- 40 người. Thậm chí có trường chưa có giảng viên nào. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề CTXH còn một số bất cập như chương trình nặng về lý thuyết, thiếu đội ngũ giảng viên thực hành chuyên nghiệp, thiếu cơ sở thực hành chuyên nghiệp… |
Qua tìm hiểu của phóng viên, hiện nay đã xuất hiện một số đơn vị kinh doanh dịch vụ kết hợp hoạt động công tác xã hội có ý nghĩa như dịch vụ taxi dành cho người khuyết tật của hãng taxi Thành Công với trang thiết bị chuyên dụng như ghế massage, hộp cứu thương, túi nôn, khăn giấy, nước uống, đồng hồ tính cước tự động... Dịch vụ này đã thể hiện trách nhiệm của đơn vị này đối với đối tượng yếu thế, thiệt thòi trong xã hội. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Lan Anh, Giám đốc Trung tâm Vì sức khỏe cộng đồng (ACDC), với số lượng xe còn hạn chế, chi phí cao, lái xe chưa có nhiều kinh nghiệm phục vụ đối tượng khách là người khuyết tật... nên sự hỗ trợ này vẫn chưa giải quyết triệt để nhu cầu của người khuyết tật.
Theo đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 (Quyết định 32/2010/QĐ-TTg), còn gọi là đề án 32, hiện số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH chiếm khoảng 40% dân số. Cả nước có hơn 32.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực CTXH, tuy nhiên phần lớn (81,5%) chưa qua đào tạo.
Thừa nhận thực tế này, ông Trần Quốc Nam, Ủy viên thường trực, Phó trưởng ban Giáo dục-Đào tạo và Phát triển tổ chức- truyền thông (Hội NKT thành phố Hà Nội) cho biết, do thiếu kỹ năng nên một số nhân viên CTXH vẫn bộc lộ thiếu sót trong thực hành nghề nghiệp như lộ thông tin cá nhân, lời nói, hành động khiếm nhã, chỉ đưa ra phán xét mà không cung cấp thông tin cần thiết cho thân chủ... “Để khắc phục tình trạng này, mỗi cá nhân, tổ chức làm CTXH cần chủ động tìm kiếm các cơ hội tập huấn , nâng cao về mọi mặt, từ kỹ năng mềm đến các kỹ năng lãnh đạo, xây dựng kế hoạch... Đồng thời rất cần được sự phối hợp và tạo điều kiện của các cơ quan chức năng đối với người là CTXH”, ông Nam cho biết thêm.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23