Ngành Xây dựng: Quyết liệt xử lý vi phạm trật tự đô thị

(LĐTĐ) Thành phố là cuốn sách mở, xây dựng lộn xộn, vi phạm quy hoạch và giấy phép đã làm bộ mặt đô thị thêm nhếch nhác. Để nói không với vi phạm về xây dựng, thời gian vừa qua, thành phố Hà Nội đã có những chỉ đạo quyết liệt cùng nhiều giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục vi phạm, lập lại trật tự xây dựng trên toàn địa bàn, về cơ bản đến nay 100% các công trình xây dựng đều được kiểm tra, kiểm soát.
nganh xay dung quyet liet xu ly vi pham trat tu do thi Quận Đống Đa: Xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm trật tự đô thị qua Zalo
nganh xay dung quyet liet xu ly vi pham trat tu do thi Hà Nội: Nhức nhối tình trạng vi phạm trật tự đô thị trên đường Nguyễn Xiển
nganh xay dung quyet liet xu ly vi pham trat tu do thi Xử phạt 23 trường hợp vi phạm trật tự đô thị

Xử lý 1065 trường hợp

Theo báo cáo của Thanh tra Sở Xây dựng, việc thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội đã góp phần giúp UBND cấp huyện, cấp xã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với các vi phạm trật tự xây dựng phát sinh trên địa bàn quản lý. Theo thống kê, số công trình vi phạm trật tự xây dựng cũng đã giảm mạnh hằng năm (năm 2016: 13,5%, năm 2017: 10,99%, năm 2018: 5,3%).

nganh xay dung quyet liet xu ly vi pham trat tu do thi
Trong năm 2018, trên toàn thành phố đã tiến hành kiểm tra 20.367 công trình, xử lý 1.065 trường hợp vi phạm trên địa bàn thành phố.

Tính riêng trong năm 2018, các Đội Thanh tra xây dựng, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra 20.367 công trình. Qua đó, phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý đối với 1.065 trường hợp có vi phạm (chiếm tỷ lệ 5,22%). Trong đó có 428 trường hợp xây dựng không phép; 252 trường hợp xây dựng sai phép, sai quy hoạch, sai thiết kế; 22 trường hợp xây dựng gây ảnh hưởng đến công trình lân cận, gây ô nhiễm môi trường; 363 trường hợp có các vi phạm khác như: Xây dựng công trình trên đất công, đất nông nghiệp, vi phạm hành lang bảo vệ công trình đê điều, lưới điện...

Song song với đó, UBND cấp huyện, cấp xã đã xử lý dứt điểm 961 trường hợp vi phạm. Cụ thể, cưỡng chế phá dỡ 218 trường hợp; 571 trường hợp tự khắc phục; 40 trường hợp hòa giải, bồi thường; đang tiếp tục giải quyết, xử lý theo thẩm quyền 104 trường hợp… Cũng trong năm 2018, UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành 1.518 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng (vi phạm trật tự xây dựng và an toàn lao động, vệ sinh môi trường) với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 23 tỷ 620 triệu đồng.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với lực lượng thanh tra xây dựng, Sở Xây dựng cũng yêu cầu tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động xây dựng.

Trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra các dự án phát triển nhà ở, các khu đô thị trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm trật tự xây dựng, không để phát sinh các vi phạm nghiêm trọng...

Được biết, để có kết quả trên từ đầu năm đến nay, bên cạnh công tác kiểm tra thường xuyên, Thanh tra Sở cũng đã tổ chức 14 cuộc thanh tra chuyên ngành; kiểm tra hoạt động đầu tư xây dựng đối với 206 dự án. Qua đó, phát hiện và xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư có vi phạm: Ban hành 144 quyết định xử phạt (không phép, sai phép, sai quy hoạch, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng…) với số tiền là: 4.108 triệu đồng và 45 quyết định thu hồi sau thanh tra, kiểm tra; giảm trừ sau thanh tra với số tiền hơn 45.488 triệu đồng.

Việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng tồn đọng giai đoạn 2015-2017 và trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng (nhà “siêu mỏng, siêu méo”) được tăng cường. Đến nay, đã xử lý, giải quyết 673/754 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng tồn đọng và đang tiếp tục xử lý, giải quyết đối với 81 trường hợp.

Với trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng tồn đọng cũ trước 2005, từ năm 2012 đến tháng 4/2018, các quận, huyện đã giải quyết được 274/394 trường hợp; còn 120 trường hợp tiếp tục giải quyết. Với nhà, đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng hình thành sau khi triển khai các dự án giao thông mới, đã giải quyết 152/203 trường hợp (tương ứng 72%).

Gắn trách nhiệm chính quyền địa phương

Có thể khẳng định, trong những năm qua, các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng đã và đang dần hoàn thiện, làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng; thủ tục cấp phép xây dựng cũng đơn giản hóa và được các cơ quan cấp phép thực hiện trực tuyến qua mạng internet, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, số lượng giấy phép xây dựng và tỷ lệ công trình có phép tăng qua từng năm.

Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, nhất là từ khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, các dự án đầu tư, các khu nhà ở, khu đô thị gia tăng về số lượng và quy mô, đặc biệt tại các vùng ven đô. Đồng thời, hệ thống văn bản pháp luật quản lý trong lĩnh vực quy hoạch, đất đai, xây dựng đô thị còn nhiều chồng chéo nên công tác quản lý gặp không ít khó khăn.

Ngoài ra, vì lợi nhuận mà không ít chủ đầu tư cố tình vi phạm pháp luật và sự thiếu kiên quyết trong việc kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm của chính quyền cơ sở nên trên địa bàn thành phố còn một số trường hợp công trình không phép, sai phép, sai quy hoạch đã được phê duyệt về chiều cao, số tầng, mật độ xây dựng…

Bên cạnh đó, nhiều quận, huyện, thị xã cũng đã vào cuộc mạnh mẽ để xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng. Tất cả các công trình xây dựng vì thế được kiểm tra, kiểm soát. Các vi phạm phức tạp, nổi cộm đã được hạn chế hơn. Các vi phạm còn tồn đọng được rà soát, phân loại, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đô thị từng bước được nâng cao.

Tỷ lệ số công trình có vi phạm giảm mạnh so với cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên, quá trình xử lý ở một vài nơi còn né tránh, đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến còn một số vụ việc vi phạm trật tự xây dựng dù được phát hiện, lập hồ sơ nhưng xử lý chưa kiên quyết, kịp thời, diễn biến phức tạp, gây dư luận không tốt. Trong khi đó, việc quản lý trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền cơ sở được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Để làm rõ hơn vấn đề này, Sở Xây dựng đã hoàn thiện Dự thảo Quy định quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, quy định rõ trình tự, thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố và đề cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã. Được biết, dự thảo hiện đang trình UBND Thành phố xem xét, ban hành.

Trong thời gian tới, bên cạnh việc thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với lực lượng thanh tra xây dựng, Sở Xây dựng cũng yêu cầu tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động xây dựng. Trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra các dự án phát triển nhà ở, các khu đô thị trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm trật tự xây dựng, không để phát sinh các vi phạm nghiêm trọng...

Song song đó, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ thường xuyên tham mưu, đề xuất UBND Thành phố nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, tăng cường kỷ cương trong công tác quản lý trật tự xây dựng, xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng còn tồn đọng và kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra, kiểm toán.

Qua đó, tiếp tục đôn đốc UBND quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, rà soát, xử lý dứt điểm các vi phạm còn tồn đọng, nổi cộm trên địa bàn quản lý, không để phát sinh các trường hợp vi phạm gây bức xúc dư luận. Đồng thời, kiến nghị UBND Thành phố xem xét trách nhiệm của người đứng đầu địa phương để xảy ra tình trạng thiếu kiên quyết khi xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng các hoạt động bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động

Chú trọng các hoạt động bảo vệ quyền lợi đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 4/12, Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm đã chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn ngành Y tế Hà Nội khoá XVII, kỳ họp lần thứ 6 (mở rộng).
Tỷ giá USD hôm nay (5/12): Đồng USD giữ ở mức ổn định

Tỷ giá USD hôm nay (5/12): Đồng USD giữ ở mức ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay 5/12, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 2 đồng, hiện ở mức 24.262 đồng.
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS

Phát triển hệ thống mới thay thế GPS

(LĐTĐ) Các nhà khoa học đang thử nghiệm một giải pháp thay thế hệ thống định vị toàn cầu (GPS), nhằm tạo ra phương án dự phòng khẩn cấp cho những tình huống tín hiệu GPS của máy bay bị nhiễu hoặc gián đoạn. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các hệ thống điều hướng trên không, giúp các phi công duy trì khả năng điều khiển trong những tình huống khẩn cấp.
Giá vàng hôm nay 5/12: Vàng thế giới tăng, vàng trong nước tiếp tục ổn định

Giá vàng hôm nay 5/12: Vàng thế giới tăng, vàng trong nước tiếp tục ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay 5/12, giá vàng thế giới tiếp tục tăng khi dữ liệu công bố mới nhất cho thấy những tín hiệu về sự suy yếu của thị trường lao động Mỹ.
Dự báo giá xăng trong nước chiều nay (5/12) sẽ giảm

Dự báo giá xăng trong nước chiều nay (5/12) sẽ giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (5/12), giá xăng trong nước được dự báo có thể biến động từ 0,1 - 1,9%. Theo đó, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể biến động 0,3% về mức 19.780 đồng/lít, còn xăng RON 95-III có thể giảm 370 đồng (1,8%) về mức 20.480 đồng/lít. Thị trường thế giới giá dầu tương lai giảm gần 2% khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định sắp tới của OPEC+ về việc cắt giảm sản lượng.
Đẩy mạnh truyền thông nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Đẩy mạnh truyền thông nhằm kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

(LĐTĐ) Nhằm hạn chế mất cân bằng giới tính khi sinh, trong thời gian qua, Chi cục Dân số Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành vi của người dân về bình đẳng giới, nâng cao quyền của phụ nữ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

(LĐTĐ) Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chỉ đạo tập trung vào 4 nhiệm vụ: Triển khai ngay tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để tổ chức ại hội Đảng các cấp từ cấp chi bộ; Tập trung cao độ trong công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; Chỉ đạo quyết liệt trong xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường.

Tin khác

Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

(LĐTĐ) Hà Nội là đô thị có lưu lượng người và các phương tiện tham gia giao thông đông đúc, kéo theo những vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Những tháng cuối năm, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân và quyết liệt kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm.
Phát triển không gian xanh tại các đô thị

Phát triển không gian xanh tại các đô thị

(LĐTĐ) Ngày 29/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo: “Thiết kế công viên thuận tiện, an toàn cho mọi người và tăng khả năng chống chịu cho các đô thị Việt Nam”.
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương sẽ bố trí 34.515 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm trên địa bàn; trong đó phân bổ ngay hơn 18.110 tỷ đồng cho các dự án đủ điều kiện theo quy định.
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025

8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa quyết nghị sẽ cắt điện, nước với 8 loại công trình vi phạm từ ngày 1/1/2025. Những công trình xây dựng trên đất lấn chiếm, xây sai quy hoạch, vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy sẽ bị áp dụng biện pháp cắt điện nước...
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

(LĐTĐ) Những vị trí sạt lở gây ảnh hưởng trực tiếp đến 427 hộ dân. Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở ban ngành và địa phương thực hiện hiện các công trình chống sạt lở cũng như các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Xem thêm
Phiên bản di động