Nên xây dựng thiết chế “văn hóa kinh doanh”, “văn hóa tiêu dùng”
Ban hành Đề án tổ chức xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước | |
Nhân lên niềm tự hào hàng Việt | |
Cụ thể hóa phương châm người Việt dùng hàng Việt | |
Để người Việt được dùng hàng Việt |
Cách đây 17 năm, thủ trưởng cơ quan cũ của tôi đi Hàn Quốc về có kể câu chuyện: Khi đi tàu điện ngầm tại Thủ đô Seoul, thấy ông “găm” trong bao áo chiếc bút khá “tây”, liền được một hành khách dật áo nói “tại sao ông là người Hàn mà xài của nước ngoài vậy?” (tất nhiên phải nhờ phiên dịch). Sau khi biết thủ trưởng tôi là người Việt Nam hành khách bên mới bối rỗi xin rỗi. Nghe chuyện, tôi hỏi Thủ trưởng: Kể ra người Hàn Quốc yêu tổ quốc thật. Nhưng nói đi nói lại, Hàn Quốc là nước có nền kinh tế thị trường năng động, mức độ hội nhập rất sâu vào kinh tế toàn cầu, nhẽ ra người dân muốn “xài” hàng nào thì tùy chứ? Thủ trưởng trả lời, thì bên đó hàng hóa các nước đâu thiếu, nhưng văn hóa người Hàn Quốc là vậy. Chảy trong huyết quản họ rồi. Đây chính là yếu tố cần để giúp Hàn Quốc vươn lên thành nền kinh tế lớn như hiện nay.
Tập đoàn Vingroup chính thức cho ra đời các dòng xe ô tô mang thương hiệu Việt Nam (ảnh Vin) |
Nghe xong câu chuyện của Thủ trưởng, cũng thời gian đó, tôi có dịp sang Lào một số lần. Thật kỳ, thời điểm đó bên Lào cũng xuất hiện rất nhiều loại bia từ các nước sang, song đa số dân Lào rất thích “xài” bia Lào, sản phẩm của nước Lào sản xuất. Hỏi thì mới hay, người Lào họ rất tôn thờ sản phẩm do người Lào sản xuất.
Vượt qua góc độ tiêu dùng, nhớ lại những năm 1998 khi khu vực Đông Á nền tài chính lâm vào khủng hoảng, một vị có chức trách ở Quốc hội lúc bấy giờ kể câu chuyện như sau: Để cứu nền tài chính quốc gia, Ngân hàng Trung ương Nhật quyết định hạ lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên, thay vì mang tiền đi đầu tư nơi khác phát sinh lợi nhuận cao hơn, đa số người Nhật lại “lũ lượt” vào ngân hàng gửi tiền. Vì họ cho rằng, trong lúc nền tài chính quốc gia khó khăn, việc đến ngân hàng gửi tiết kiệm dẫu lãi suất thấp cũng là cách gián tiếp giúp Chính phủ có thêm công cụ giải quyết khủng hoảng. Nhờ hành động đẹp này, mà chỉ thời gian ngắn, Chính phủ Nhật Bản đã có trong tay các công cụ tài chính để giải quyết khủng hoảng. Còn ở ta, hễ lãi suất thấp thì tiền nhàn rỗi trong dân sẽ “chảy’ ngay qua kênh đầu tư khác. Tất nhiên, mọi so sánh đều là khập khiễng, song bất luận thế nào chính những hành động của người dân là “cội nguồn’ tạo nên sức mạnh của quốc gia.
Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa nổi tiếng của Việt Nam |
Còn ở ta, không phải là đánh đồng, song hiện nay trong cách tiêu dùng đang có xu hướng chạy theo thời thế. Vẫn biết, khách hàng là Thượng đế. Khách hàng có quyền mua, sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất và phụ hợp với tuối tiền của mình. Nhớ lại cách đây 1 tháng, trời Hà Nội khá nóng, đi ăn bún chả vỉa hè, ngồi ngay phải cạch cô nhà bên đang nhóm bếp lò bằng than tổ ong. Thấy vậy tôi bảo “cô ơi, trời nóng thế này sao cô dùng than tổ ong”?. “Ôi giời, chúng tôi dân nghèo thành thị tiền đâu như các anh chị làm doanh nghiệp mà không dùng than tổ ong”! Ừ, nghe có lý. Song nhìn kỹ thì trên tay cô đang “xài” chiếc Ipone đời rất mới. Anh bạn đi cùng tôi đang dùng chiếc điện thoại do một hãng trong nước sản xuất trầm ngâm bảo: “Tôi thừa sức mua điện thoại xin, nhưng mua làm gì. Các loại điện thoại do một số hãng trong nước sản xuất tính năng đâu kém hàng nhập, hàng gia công tại Việt Nam mà giá rẻ, để tiền đó gửi về cho bố mẹ hưởng tuổi già”. Thực ra không chỉ cô đun than tổ ong như tôi đề cập mới sử dụng điện thoại thông minh đắt tiền, mà lượn một vòng ngoài phố, chúng ta bắt gặp rất nhiều người có thu nhập trung bình họ vẫn cố phải xài một chiếc điện thoại hạng sang. Chúng ta không quy chụp, nhưng rõ rãng để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng cần một chiến dịch truyền thông mang tầm quốc gia rộng rãi hơn. Dẫu biết, thời gian qua và hiện nay, MTTQ Việt Nam và các cấp vẫn tiếp tục khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Cần phải nói thêm, đối với người dân ngoài “văn hóa tiêu dùng”, giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng tất cả đều phải tuân thủ các quy luật cung- cầu; giá trị. Khi một sản phẩm làm ra vừa đáp ứng đủ tiêu chí giá thành và chất lượng thì sẽ được người tiêu dùng ủng hộ. Các sản phẩm bóng đèn, phích nước Rạng Đông là ví dụ điển hình. Hiện nay sản phẩm bóng đèn của đơn vị này gần như chiếm con số tuyệt đối trên thị trường.
Các sản phẩm của bóng đèn Rạng Đông sản phẩm luôn chiếm thị phần cao trên thị trường (ảnh CTV) |
Được biết, hiện một số doanh nghiệp trong nước cũng đã và đang không ngừng đổi mới công nghệ, tập trung vào nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Đặc biệt, đối với những sản phẩm đi tiên phong, dẫm cả “trên vai người khổng lồ’ mà thế giới đã đi trước cả trăm năm, do người Việt Nam, doanh nghệp Việt Nam sản xuất chúng ta càng phải cảm thấy tự hào. Song như lời một giáo sư chuyên về lĩnh vực văn hóa, từng “trà dư tửu hậu” với tôi mấy ngày trước đề cập: Để biến khát vọng chấn hưng đất nước, biến mục tiêu “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” điều đầu tiên chúng ta phải bỏ thói xấu đố kỵ lẫn nhau. Vị giáo sư dẫn chứng, ở nước ngoài khi một doanh nghiệp thành công họ coi đó là niềm tự hào quốc gia. Doanh nghiệp khác muốn vươn lên, vượt qua chỉ bằng cách đầu tư cho nghiên cứu, quản trị để cạnh tranh song phẳng. Còn ở ta, xuất hiện không ít (tất nhiên cá biệt) trường hợp, thấy ông A làm ăn tốt, doanh nghiệp B cho ra đời sản phẩm, xét thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến mình có thể tìm cách để triệt hạ nhau. Ví như sản phẩm bị lỗi, chưa rõ nguyên nhân ra sao thì đã lu loa trên mạng xã hội. Làn sóng mạng lan nhanh như điện, trước khi bản thân doanh nghiệp và cơ quan chức trách chưa kịp hồi âm.
Để đất nước phồn thịnh, để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, để các sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, sản xuất có chỗ đứng trong trái tim người Việt bằng chất lượng và giá thành, có lẽ ngoài chiến dịch vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thiết nghĩ cần phải xây dựng thêm thiết chế “văn hóa kinh doanh”, “văn hóa tiêu dùng”.
Nên xem
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Tin khác
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành VHTTDL phải tăng tốc, bứt phá trong năm 2025
Tin mới 18/12/2024 16:52
Đồng Nai: Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2024 đạt hơn 260.000 tỷ đồng
Tin mới 17/12/2024 19:18