Lính Mỹ khiếp sợ một ngôi làng Việt

LĐTĐ - Không phải chờ đến thời kháng chiến chống Mỹ, con cháu họ Trần làng Nam Đào mới trở thành một cơ sở của cách mạng. Nơi đây, chính trong những năm tháng chống Pháp, từng là nơi nuôi giấu chiến sĩ cách mạng và có không ít người tham gia hoạt động cách mạng.

Nói đến làng Nam Đào, không thể không nhắc về lịch sử của làng Đào ở Nam Định. Làng Đào còn có tên gọi khác là làng Dầu. Vào năm 1239, nhà Trần chọn làng Tức Mặc (nay thuộc thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định) làm trung tâm của phủ Thiên Trường  từng được mệnh danh là kinh đô thứ 2 của nhà Trần. Từ đó có nhiều người của dòng họ Trần đến cư trú tại đây và hình thành nên làng Đào. Cho đến nay, cả làng chỉ có một dòng họ Trần.

Làng Nam Đào trong ngày chào đón lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam.

Người khai sinh làng biệt động

Gia phả của dòng họ Trần còn ghi lại 12 đời nối dõi, mở mang, trấn giữ vùng đất này. Tương truyền, làng có ông Trần Quốc Thắng, từng giữ chức Đô tướng quân. Làng Đào từng có 3 người đỗ cử nhân, một người đỗ giải nguyên, năm người đỗ tú tài. Truyền thống của một dòng tộc với dòng dõi đế vương, góp phần nuôi dưỡng và hình thành lòng nhân nghĩa và yêu nước của con cháu họ Trần trong làng.

Làng Nam Đào ra đời từ ý tưởng của cụ Trần Đình Thọ. Theo ông Trần Nhương, một chiến sĩ biệt động Sài Gòn cho biết, cụ Thọ từng làm thợ ở nhà máy đèn Hải Phòng. Sau đó, cụ chuyển qua làm ở xưởng đóng tàu, rồi thợ bánh trên tàu Tourvillve 5 sao của Pháp. Cụ là người yêu nước, từng có liên hệ với những nhà yêu nước như cụ Khánh Ký, ông Nguyễn Thâm Chi. Bản thân cụ cũng từng thành lập nên Hội yêu nước, quy tụ những người Việt Nam yêu nước tại nơi làm việc.

Thời Pháp thuộc, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó. Một số người họ Trần của làng Đào quyết định ra đi. Nhờ làm ở trên tàu, cụ Trần Đình Thọ đưa một số con cháu và bà con ở làng Đào xuống tàu vào Nam, với danh nghĩa là thợ làm bánh mì trên tàu.

Khi vào tới Sài Gòn, cụ nghĩ ra cách nói với đầu bếp trên tàu rằng đám thợ làm bánh mì này lười nhác, cần phải đuổi hết xuống tàu. Vậy là những người họ Trần đặt chân tới đất Sài Gòn vào năm 1907. Trước khi để con cháu trong họ xuống tàu, cụ Thọ còn dặn dò mọi người vào đó lo làm ăn, quần tụ vào một chỗ để nương tựa vào nhau mà sống.

Nghe lời cụ, những người con làng Đào tìm mua đất, lập nên làng Nam Đào tại vùng đất rộng người thưa thuộc quận 2, TP.HCM  bây giờ.

Cụ Trần Đình Thọ.

Truyền thống cách mạng của dòng họ

Không phải chờ đến thời kháng chiến chống Mỹ, con cháu họ Trần làng Nam Đào mới trở thành một cơ sở của cách mạng. Nơi đây, chính trong những năm tháng chống Pháp, từng là nơi nuôi giấu chiến sĩ cách mạng và có không ít người tham gia hoạt động cách mạng. Như gia đình ông Trần Hứa, nuôi đồng chí Trần Huy Liệu, gia đình ông Trần Da, nuôi đồng chí Nguyễn Oanh, …

Con cháu họ Trần làng Nam Đào một lòng hướng theo Đảng và Bác Hồ. Làng Nam Đào có một người con vinh dự được Bác Hồ kết nạp vào Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Đó là ông Đào Nhật Vinh, con nuôi của cụ Trần Đình Thọ, là người từng được sống và làm việc cạnh Bác Hồ.

Mới đây, chính ông Trần Nhương đã mang một số tấm ảnh quý về Bác Hồ những ngày sinh sống tại Pháp mà một số gia đình bà con trong dòng họ còn lưu giữ trao tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội.

Ông Vinh quê ở Nam Định. Thời thanh niên, ông từng sống trên tàu và tham gia vào hội yêu nước của cụ Thọ. Quý mến người thanh niên trẻ giàu nhiệt huyết với Tổ quốc, cụ Thọ nhận ông Vinh làm con nuôi. Chính trong những ngày lênh đênh theo các con tàu trên biển, ông Vinh đã may mắn được gặp Bác Hồ trên chiếc tàu Li-ge từ Achentina về Dakar (nay là thủ đô của Senegal).

Chính lần gặp gỡ đó đã khiến ông Vinh thêm cảm phục và yêu mến người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Sau đó, ông Vinh được Bác kết nạp vào Hội những người Việt Nam yêu nước, tham gia hoạt động trong nhóm thủy thủ.

Sau này, khi Nguyễn Ái Quốc thành lập một số tờ báo tại Pháp, ông Vinh là người chuyển báo đi các nước và về Việt Nam, với sự giúp đỡ của cụ Trần Đình Thọ, lúc đó là người phụ trách sản xuất bánh mì trên tàu Li-ge.

Ông Trần Đình Nhung, chủ tiệm may Phước Hùng, là con ông Trần Đình Nhâm, cháu nội của cụ Trần Đình Thọ. Cả gia đình, anh em ông Nhung đều tham gia cách mạng. Thời chống Pháp, ông Nhung là cơ sở quân báo trong hệ thống tổ chức của đồng chí La Văn Liếm.

Căn nhà của ông là nơi liên lạc của tổ chức này. Lúc đó ông Nhung làm trinh sát quân báo, sưu tầm tài liệu, nắm quy luật, quân số của địch. Ông cũng là người cung cấp quân trang, quân dụng, giấy tờ, con dấu cho những chiến sĩ hoạt động ở nội thành.

Ông Trần Văn Mỹ, là người đầu tiên của dòng họ tham gia biệt động kể lại rằng: “Dòng họ Trần chúng tôi vào Nam từ thời Pháp thuộc, lúc đó cả làng chủ yếu sống bằng nghề thủ công như nghề đóng giày, nghề may, hoặc buôn bán nhỏ.

Ngay từ thời ấy, khi còn là một cậu bé, tôi đã từng tham gia rải truyền đơn cùng các bác, các chú lớn tuổi trong làng. Chính nhờ những truyền thống yêu nước này mà việc xây dựng làng Nam Đào thành một cơ sở của biệt động diễn ra khá thuận lợi và được mọi người hết lòng ủng hộ”.

Xây dựng làng biệt động

Người đầu tiên của dòng họ tham gia biệt động là ông Trần Văn Mỹ. Nhưng người có công trong việc xây dựng làng Nam Đào thành cơ sở biệt động thì phải kể đến ông Trần Nhương. Sau một thời gian tham gia ở các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên rồi đến chiến khu của vùng giải phóng ở Gò Công, tỉnh Tiền Giang, ông Nhương bị an ninh theo dõi.

Ông trở về Sài Gòn liên hệ với ông Trần Văn Mỹ, lúc này đã là một chiến sĩ biệt động Sài Gòn. Ông Nhương được nhận vào đơn vị biệt động của ông Ngô Thanh Vân (bí danh Ba Đen). Nhận chỉ thị của ông Ba Đen, cùng với ông Trần Văn Mỹ, ông Nhương trở về làng, tìm cách móc nối với bà con trong họ, xây dựng họ thành cơ sở của biệt động.

Sau khi xây dựng được một số đầu mối, ông Nhương chuyển qua nhận nhiệm vụ khác. Công việc xây dựng cơ sở sau đó là do ông Hai Trí (tức Nguyễn Văn Trí) đảm nhiệm. Từ những đầu mối của ông Nhương, ông Hai Trí về làng Nam Đào củng cố và phát triển thêm một số cơ sở làm nơi phát triển tài chính nuôi quân, trụ sở liên lạc, che giấu cán bộ, vũ khí của cách mạng phục vụ cho các trận đánh của biệt động Sài Gòn.

Ông Nhương cho biết: “Những năm 1963 - 1968, khu vực đình và nghĩa trang Nam Đào là nơi hội họp của các cơ sở cách mạng làng Nam Đào. Đây cũng là địa điểm để họ quyên góp tiền bạc, thuốc men, quần áo cho cách mạng. Khu vực này cũng từng là nơi ông Ba Đen và ông Hai Trí đến bàn kế hoạch trận đánh tòa đại sứ Mỹ năm Mậu Thân 1968.

Năm Mậu thân 1968, ông Nguyễn Văn Trí, nguyên là chính trị viên đơn vị bảo đảm J9-A20, quân khu Sài Gòn - Gia Định, cùng với ông Tư Tăng (tức Nguyễn Văn Tăng) về làng Nam Đào.

Theo kế hoạch họ sẽ chuyển vũ khí về giấu trong những khu mộ giả ở nghĩa trang của làng Nam Đào. Nhưng việc không thành. Vào đợt hai Tết Mậu Thân, do bị lộ, hầu hết các cơ sở của làng Nam Đào đều bị bắt. Sau đó, nhờ ông Trần Đình Nhung lo lót nên họ mới được thả ra.

Đầu năm 1969, ông Ba Bảo (tức Trần Chích), một người con của dòng họ Trần, một chiến sĩ biệt động Sài Gòn và ông Hai Trí bị địch bắt. Những cơ sở biệt động ở đây giao lại cho ông Tư Tăng. Năm 1972, ông Ba Bảo được thả, lại tiếp tục cùng ông Tư Tăng bí mật xây dựng cơ sở và hoạt động.

Năm 1973, ông Hai Trí được thả tự do. Sau đó, đơn vị chiến đấu B12 được thành lập, do ông Dương Long Sang làm chỉ huy trưởng, ông Hai Trí làm chỉ huy phó. Suốt từ đó cho đến ngày thống nhất, 30/04/1975, nhân dân làng Nam Đào vẫn tiếp tục ủng hộ lương thực, thực phẩm cho đơn vị B12.

Sau ngày đất nước thống nhất, con cháu họ Trần làng Nam Đào không còn ở làng cũ mà sinh sống rải rác tại các quận ở TP.HCM. Dấu tích của ngôi đình và nghĩa trang Nam Đào cũng không còn nữa. Nơi đây giờ là cơ sở của một trường học khang trang. Làng Nam Đào giờ chỉ còn là cái tên quen thuộc với nhiều người lớn tuổi sống tại khu vực phường Bình Trưng Tây, và trong nỗi nhớ của con cháu họ Trần.

Nguồn Người Đưa Tin

Nên xem

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động