Lao động phi chính thức: Chịu nhiều thiệt thòi
Phạt nặng đối với hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động | |
Một số chính sách Lao động – Tiền lương mới |
Ráo mồ hôi là hết tiền
Vì gia cảnh quá khó khăn, học xong cấp II, Đinh Thị Vân Anh quyết định rời quê hương Phú Thọ ra Hà Nội mưu sinh. Lận đận mãi, cô gái 16 tuổi mới xin được vào làm việc cho một cửa hàng cắt tóc, gội đầu tại phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng. Cửa hàng luôn đông khách, mà lại chỉ có hai thợ, nên Vân Anh phải làm việc liên miên từ sáng tới khuya, không có ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ tết. Công việc vất vả song thu nhập của Vân Anh rất thấp, chỉ được 2,3 triệu đồng vì cô là thợ mới. Đáng buồn hơn là Vân Anh thấy công việc của mình quá bấp bênh, tương lai thì mờ mịt. “Chủ cửa hàng nói sau một thời gian ngắn làm việc sẽ tăng lương cho em, nhưng cả năm trời rồi vẫn không thấy gì! Mình có hỏi thì họ trả lời, ở đây chỉ có như vậy làm được thì làm, không làm được thì nghỉ. Thế là đành chịu, vì làm Nhà nước thì còn có HĐLĐ, chứ ở cửa hàng tư nhân thì có gì để ràng buộc họ đâu”, Vân Anh nói.
Lao động tự do chịu nhiều thiệt thòi |
Cũng như Vân Anh, Nguyễn Thu Hằng (Hoài Đức, Hà Nội) làm nhân viên bán hàng cho đại lý hàng tạp hóa đã hơn 5 năm. Mặc dù lương 4 triệu đồng/tháng - mức lương có thể coi là tạm ổn so với mặt bằng chung của công việc bán hàng, nhưng thiệt thòi của Hằng là chưa hề biết đến HĐLĐ, BHYT, BHXH hoặc các chế độ phúc lợi khác. “Đến chủ cửa hàng cũng chẳng biết đến BHYT, BHXH nói gì đến mình. Phận làm thuê, bằng cấp không có, chỉ mong công việc ổn định được ngày nào là tốt ngày đó rồi”, Hằng bộc bạch. Suy nghĩ như vậy, nên đi làm từ khi còn son trẻ, giờ đã 2 lần sinh nở, cô vẫn phải “tự lực” trong mỗi lần vượt cạn, mà không hề được hưởng chế độ BHYT- quyền lợi thiết yếu mà những người lao động như cô đáng lẽ được hưởng.
Trong khi Vân Anh và Hằng có địa điểm làm việc cụ thể, có người quản lý mà vẫn xa vời với chế độ phúc lợi, chính sách an sinh xã hội, thì những khái niệm này càng trở lên lạ lẫm hơn với người làm xe ôm như anh Nguyễn Văn Tùng (quận Long Biên). “Bị tranh giành điểm đón khách, giật khách, bị cướp bóc, lừa quỵt tiền và nhiều nguy hiểm khác nhưng không biết kêu ai, không có ai đứng ra bảo vệ”, anh Tùng nói. Cũng theo anh Tùng, những người như anh, đi làm vất vả thì mới có tiền, ốm mệt phải nghỉ thì đói. “Không có tích lũy, mai này già yếu thì không biết sống ra sao”, anh Tùng thở dài.
Còn lọt lưới an sinh
Bà Lương Thị Hoài Thu đề nghị cần mở rộng chế độ trong chính sách BHXH tự nguyện để lao động di cư phi chính thức có thể tham gia đóng và hưởng quyền lợi như BHXH bắt buộc (thai sản, ốm đau, TNLĐ). Trước mắt có thể bổ sung ngay chế độ thai sản trong BHXH tự nguyện để thu hút lao động nữ di cư tham gia. |
Trên đây là ba trong số hàng vạn người lao động tự do phải chịu đủ mọi vất vả, thiệt thòi vì chưa được bao phủ bởi lưới an sinh xã hội. Nghiên cứu của Viện Khoa học LĐ-XH (Bộ LĐ-TB&XH) cho thấy, một trong những đặc điểm của lao động di cư phi chính thức là phụ nữ chiếm tỉ lệ khá cao và ngày càng có xu hướng tăng lên. Nếu năm 1989 tỉ lệ này chỉ ở mức 42% thì đến năm 2013 đã lên đến 54%. Độ tuổi lao động di cư cũng trẻ hoá (năm 2009 là 23 tuổi). Trên 90% NLĐ di cư không có bất kỳ chứng chỉ tay nghề nào và chỉ có 15,7% tốt nghiệp THPT trở lên; thu nhập từ công việc thường thấp và không ổn định, trung bình 2,2 - 2,5 triệu đồng/người/ tháng; thời gian làm việc bình quân 47,3 giờ/tuần. Bà Lương Thị Hoài Thu, Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển nhận xét, lao động di cư phi chính thức là đối tượng thuộc nhóm yếu thế.
NLĐ khó tiếp cận các chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và chính sách, pháp luật về ASXH nói riêng. Nhóm đối tượng này cũng gặp nhiều bất lợi khi sống tại các thành phố lớn với mức phí sinh hoạt cao, điều kiện sống ở khu nhà trọ chật hẹp, ẩm thấp, không bảo đảm an ninh, thiếu các điều kiện thiết yếu. Mặt khác, NLĐ di cư cũng chưa được đưa vào phạm vi quản lý, vận động và hỗ trợ của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, hầu hết lao động di cư phi chính thức làm việc không được ký kết HĐLĐ nên không được tiếp cận BHXH, BHYT mà chỉ có thể tham gia BHXH tự nguyện. Trong khi đó, trên thực tế, số lao động phi chính thức tham gia mới BHXH tự nguyện rất ít.
Mở đường cho lao động phi chính thức
Trước thực trạng trên, tại hội thảo “Chính sách an sinh xã hội với lao động di cư phi chính thức” do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Mạng lưới hành động vì lao động di cư (M-net) tổ chức mới đây, các chuyên gia đã đưa ra nhiều khuyến nghị để lao động phi chính thức có cơ hội tiếp cận tốt hơn các chính sách an sinh xã hội nói chung và BHXH tự nguyện, BHYT. TS Ngô Thị Ngọc Anh (Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng) cho rằng, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, tư vấn các thông tin về chính sách ASXH, BHYT, BHXH tự nguyện trên các kênh thông tin với các phương thức phù hợp với đặc điểm sinh hoạt, làm việc của NLĐ di cư (như thông qua chủ nhà trọ, chi hội phụ nữ, tổ dân phố…).
Bên cạnh đó, cần đơn giản hoá các quy trình, thủ tục tham gia BHYT để NLĐ di cư có thể dễ tiếp cận; tăng chi trả khi khám vượt tuyến và ngoại trú cho NLĐ di cư; địa điểm mua BHYT linh hoạt; cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, CCTT KCB linh hoạt phù hợp với đặc thù lao động… nhằm tạo niềm tin cho NLĐ di cư khi sử dụng thẻ BHYT. Cùng quan điểm, bà Lương Thị Hoài Thu đề nghị cần mở rộng chế độ trong chính sách BHXH tự nguyện để lao động di cư phi chính thức có thể tham gia đóng và hưởng quyền lợi như BHXH bắt buộc (thai sản, ốm đau, TNLĐ). Trước mắt có thể bổ sung ngay chế độ thai sản trong BHXH tự nguyện để thu hút lao động nữ di cư tham gia. Ngoài ra, cần có những chính sách cởi mở hơn hỗ trợ NLĐ di cư. “Phải có những cuộc khảo sát, nghiên cứu chuyên sâu trên diện rộng để tìm ra những rào cản của lao động di cư để từ đó có những chính sách hỗ trợ kịp thời giúp lao động di cư tiếp cận được với chính sách ASXH, BHXH tự nguyện”, bà Thu nhấn mạnh.
Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21