Làng nhiếp ảnh độc nhất vô nhị
Thăm làng nhiếp ảnh hơn 100 tuổi |
80% dân làng theo nghề ảnh
Cụ Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký) là tổ nghề nhiếp ảnh Lai Xá. Cụ học nghề ở hiệu ảnh Du Chương của người Hoa rồi mở hiệu ảnh lấy tên Khánh Ký photos ở phố Hàng Da, Hà Nội vào năm 1892. Cửa hàng Khánh Ký có lúc lên tới vài chục người vừa học vừa làm. Khoảng năm 1911, do bị lùng bắt vì tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, cụ lánh sang Pháp và mở hiệu ảnh ở Toulouse và Paris. Ở đây, cụ trợ giúp Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc về tài chính cũng như học nghề chấm sửa ảnh. Năm 1921, trở về Việt Nam, cụ mở hiệu ảnh ở Hải Phòng, Sài Gòn và cả Quảng Châu (Trung Quốc).
Cụ Khánh Ký đã đưa những người bà con nội ngoại ở Lai Xá đến làm tại hiệu ảnh của mình và đào tạo họ trở thành thợ ảnh giỏi. Khi đã đủ sức, những người thợ này ra mở hiệu ảnh riêng. Cũng như thầy, họ lại tuyển dụng và cưu mang người Lai Xá, nhất là những đứa trẻ trong dòng họ có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha mẹ, mong muốn được đi làm để kiếm sống. Từ những hiệu ảnh của Khánh Ký đã sinh ra một đội ngũ đông đảo những người thợ ảnh lành nghề người Lai Xá. Cứ như vậy, thế hệ nọ tiếp thế hệ kia mà Lai Xá trở thành một làng nhiếp ảnh.
Không gian trưng bày trong bảo tàng. |
Những người thợ ảnh Lai Xá đến với nghề, gắn bó với nhau bởi nghề và bởi mối quan hệ huyết tộc như các chú, bác bên bố và các cậu bên mẹ. Người đi trước mời gọi và giúp người đến sau. Nghề ảnh có một sức hấp dẫn đặc biệt với dân làng, giúp họ có một đời sống khá giả hơn. Có thời nghề làm ảnh lôi cuốn ước đến 80% số gia đình ở làng Lai Xá theo nghề. Nghề là một nguồn sống quan trọng của những người đàn ông Lai Xá. Điều đó đã tạo dựng nên một làng nghề đông đảo các thợ ảnh và có mặt khắp nơi trên cả nước.
Kể từ năm 1892 đến nay các hiệu ảnh của người Lai Xá đã được mở ở khắp nơi trên cả nước. Hàng ngàn người làng đã trở thành những thợ ảnh lành nghề, có người trở thành “vua buồng tối”, “bàn tay vàng” về ảnh tô màu hay nghệ sĩ nhiếp ảnh với nhiều tác phẩm nổi tiếng ghi lại những khoảnh khắc, những dấu ấn lịch sử, văn hoá của đất nước.Lớp học trò của cụ Khánh Ký đều là thợ giỏi như Phạm Văn Giai, Phạm Văn Uyển, Nguyễn Văn Chành, Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Duy Nhiên, Nguyễn Luyện, Văn Vấn, Nguyễn Doãn Ứng, Đinh Bá Trung...
Cuối những năm 1920, đầu năm 1930, họ tỏa đi khắp đất nước mở hiệu ảnh và làm nghề ở những đô thị phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Phú Thọ, Sài Gòn...Khi Kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào năm 1946, nhiều thợ ảnh Lai Xá vốn quen với chụp ảnh cửa hiệu đã nhanh chóng chuyển sang chụp ảnh lưu động hoặc làm cho các đơn vị quân đội, cơ quan, một số trở thành nhà báo nhiếp ảnh. Đây là một hướng thay đổi rất quan trọng của nghề ảnh Lai Xá. Theo thời gian, một lớp phóng viên nhiếp ảnh Lai Xá hình thành và ngày càng phát triển.
Nhằm bảo tồn và giới thiệu một di sản truyền thống của mình, dân làng Lai Xá đã chung sức chung lòng lập nên Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá. Theo ông Nguyễn Văn Thắng- Chủ nhiệm làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá, bảo tàng được dân làng dự kiến xây dựng 3 tầng nhưng ở giai đoạn đầu hiện nay, do hạn hẹp về kinh phí nên mới chỉ hoàn thành được 2 tầng với diện tích gần 300m2. Toàn bộ trưng bày của bảo tàng đã sử dụng khoảng 140-150 tấm ảnh, 25 pano bài viết dẫn dắt trưng bày và 14-15 tủ kính với khoảng 150 hiện vật. |
Đó là phóng viên tại các báo Nhân dân, Tiền phong, TTXVN, Tuổi trẻ... Đặc biệt, có thể kể đến như Vũ Đình Hồng phóng viên nhiếp ảnh được phân công chuyên chụp hoạt động của Hồ Chủ tịch và các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước trong suốt nhiều năm hay Nguyễn Văn Giá là liệt sĩ nghệ sĩ quay phim. Một số trở thành Nghệ sĩ Nhân dân như đạo diễn điện ảnh Bạch Diệp, Nguyễn Như Vũ. Nhiều bức ảnh bảo chí và nghệ thuật của họ đã để lại dấu ấn cho xã hội, đất nước.
Chung tay lập nên bảo tàng
Nhằm bảo tồn và giới thiệu một di sản truyền thông của mình, dân làng Lai Xá đã chung sức chung lòng lập nên Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá. Theo ông Nguyễn Văn Thắng- Chủ nhiệm làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá, bảo tàng được dân làng dự kiến xây dựng 3 tầng nhưng ở giai đoạn đầu hiện nay, do hạn hẹp về kinh phí nên mới chỉ hoàn thành được 2 tầng với diện tích gần 300m2. Toàn bộ trưng bày của bảo tàng đã sử dụng khoảng 140 - 150 tấm ảnh, 25 pano bài viết dẫn dắt trưng bày và 14-15 tủ kính với khoảng 150 hiện vật.
Trưng bày chính ở hai tầng này có kết cấu mởi đầu và 6 chủ đề nội dung chính. Tầng 1 là nơi đón tiếp khách và là phần mở đầu của bảo tàng, nơi giới thiệu chung về bảo tàng. Ở đây, khách tham quan có thể thấy một chiếc máy ảnh cổ, hộp gỗ trên một chiếc giá 3 chân, tường phía trước ống kính máy ảnh là phông vẽ cảnh quan tuỳ sở thích của khách mà lựa chọn cảnh để chụp. Toàn bộ trưng bày chính của bảo tàng được thể hiện trên tầng 2 với nhiều chủ đề riêng.
Được biết, không gian tầng 2 khi thiết kế bỏ ngỏ, không thiết kế ngay từng phòng riêng mà dành việc này cho nhà thiết kế nội thất trưng bày triển khai sau này. Đây là việc làm rất tốt rút ra từ nhiều bài học mà các bảo tàng trước đây bị mắc phải, cứ chia phòng khi chưa biết sẽ trưng bày thế nào. Thiết kế nội thất do nhóm chuyên gia Pháp có trình độ cao nên đã tạo ra một trưng bày có lộ trình hợp lý, màu sắc hài hoà, bố cục các pano dễ xem.
Bảo tàng đã kể nhiều câu chuyện làm thế nào người Lai Xá lại tạo dựng được uy tín trong nghề nhiếp ảnh? Người ta giữ vững thương hiệu của mình như thế nào? Những lời chia sẻ của cộng đồng về lịch sử làng nghề, về kinh nghiệm làm ảnh của các thợ ảnh ở các thế hệ khác nhau là cách kể chuyện chính. Các câu chuyện được thể hiện bằng một phong cách trưng bày hiện đại và chuyên nghiệp. Bảo tàng mở cửa vào Thứ bảy, Chủ Nhật hàng tuần. Sau hơn 1 năm mở cửa, bảo tàng đã thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan trong và ngoài nước.
Đặc biệt, rất nhiều sinh viên Trường Đại học Văn hoá, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tới làm tình nguyện viên cho bảo tàng. Chính các tình nguyện viên này cứ cuối tuần rảnh rỗi lại dành thời gian đi tới từng nhà các cụ, từng hiệu ảnh để gặp gỡ, phỏng vấn về lịch sử cuộc đời những người thợ ảnh Lai Xá và những câu chuyện đời, chuyện nghề của họ giúp làm giàu hơn thông tin cho bảo tàng. Những câu chuyện được kể trong Bảo tàng sẽ giúp khách tham quan trong và ngoài nước hiểu sâu sắc hơn về con người và văn hoá Việt Nam qua trải nghiệm về một nghề, một làng trong suốt hơn một thế kỷ đầy biến động.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07