Lãi suất huy động tiếp tục tăng
Lãi suất cho vay đang chịu áp lực tăng Doanh nghiệp vẫn lo khó chạm tới |
Ở nhóm ngân hàng thương mại, tăng cao nhất từ đầu tháng 7 là ACB, chủ yếu ở kỳ hạn 6-12 tháng. Cụ thể, kỳ hạn 6 tháng tăng khoảng 0,8 điểm phần trăm, trong khi đó kỳ hạn 12 tháng tăng khoảng 0,5 điểm phần trăm.
Còn biểu lãi suất mới của Eximbank điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm (nhận lãi cuối kỳ) khoảng 0,2 điểm phần trăm ở cả kỳ hạn 6 và 12 tháng, trong khi kỳ hạn 1-3 tháng giữ nguyên. Sacombank tăng nhẹ lãi suất kỳ hạn 3 tháng và giữ nguyên 12 tháng so với tháng trước, nhưng lại tăng rất mạnh ở kỳ hạn 6 tháng.
Lãi suất huy động tiếp tục tăng nhanh tại nhiều ngân hàng. |
Ở nhóm ngân hàng quốc doanh, Agribank, BIDV cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng, với mức tăng 0,1 điểm phần trăm.
Thống kê lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trả lãi cuối kỳ ở một số ngân hàng, mức lãi suất thực tế có thể chênh lệch 0,1-0,3% tùy thuộc các điều kiện khác nhau như số tiền gửi, gửi tiền trực tuyến hay loại sản phẩm tiết kiệm cụ thể.
So sánh tương đối (lãi suất cụ thể tùy vào từng trường hợp) thì trên bảng xếp hạng mức lãi suất, SCB vẫn tiếp tục là ngân hàng đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, cụ thể lên đến 7,3% đối với kỳ hạn 12 tháng, nhận lãi cuối kỳ. Mức lãi suất này có hiệu lực từ giữa tháng 5 vừa qua và không loại trừ khả năng có thể tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
Tiếp theo Ngân hàng Xây dựng (CBBank), ngân hàng vừa điều chỉnh lãi suất huy động vào cuối tháng 6 với mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng khoảng 0,18 điểm phần trăm so với biểu lãi suất niêm yết trước đó, đẩy con số lãi suất lên trên 7%/năm.
Nhìn chung, có thể xem đây là đợt tăng lãi suất huy động đồng loạt lớn thứ ba trong năm, sau đợt tăng hồi cuối tháng 3, đầu tháng 4 và hồi tháng 5 và tháng 6 vừa qua, trong đó xu hướng là điều chỉnh chủ yếu ở kỳ hạn dài.
Một điểm đáng chú ý nữa là mặt bằng lãi suất tiếp tục tăng lên, nhìn chung nhóm ngân hàng quy mô nhỏ tiến sát đến mốc 7%/năm, còn nhóm ngân hàng tư nhân quy mô lớn thì tiến đến mốc 6%/năm, trong khi nhóm ngân hàng quốc doanh xoay quanh mức 5,5-5,6%/năm.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tín dụng tăng mạnh 8,51% so với hồi đầu năm, trong khi huy động vốn chỉ tăng 3,97% (thấp hơn mức 3,13% vào năm 2021). Sự chênh lệch này đã tạo áp lực đáng kể lên mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian qua.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35
Cổ phiếu công ty của ông Donald Trump biến động mạnh
Tài chính 06/11/2024 15:27
Huy động thành công gần 30.600 tỷ đồng qua kênh đấu thầu trái phiếu Chính phủ
Tài chính 06/11/2024 06:31
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35