Lãi suất cho vay vẫn có cơ hội giảm tiếp
Doanh nghiệp nhỏ được vay tín chấp với mức lãi suất thấp | |
Từ 10/7, giảm lãi suất cho vay |
Tín dụng đang tăng trưởng tích cực
Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - tài chính 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2017 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tín dụng 9 tháng đầu năm 2017 đã tăng trưởng tích cực. Cụ thể, ước tính đến hết tháng 9/2017, tín dụng ước tăng 11,5% so với cuối năm 2016, nếu tính cả trái phiếu doanh nghiệp tăng 12,9% (cùng kỳ năm 2016 tăng 12,5%).
Trong đó, cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tiếp tục xu hướng giảm.Tín dụng trung và dài hạn ước tăng 10,7% (cùng kỳ năm 2016 tăng 14,9%), chiếm 54% tổng tín dụng (cùng kỳ năm 2016 chiếm 55,6%).
Cơ cấu tín dụng theo loại tiền, tín dụng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng ngoại tệ 9 tháng đầu năm 2017 cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2016.
Trong khi đó, cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế, cho vay đối với hoạt động làm thuê, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình tiếp tục tăng mạnh từ năm 2015, ước tính đến cuối T9/2017 chiếm tỷ trọng 15,7% tổng cho vay, tăng từ mức 11,2% cuối năm 2016.
Tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 22,4% lên 23,4%; tỷ trọng cho vay ngành nông lâm thủy sản giảm từ 8,3% xuống 7,6%, bán buôn bán lẻ giảm từ 18,6% xuống 17,7%.
Ảnh minh họa |
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, huy động vốn 9 tháng đầu năm 2017 tăng trưởng khá, ước tăng 11,2% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 tăng 14,1%). Trong đó, tiền gửi khách hàng ước tăng khoảng 10,9% so với cuối năm 2016, phát hành giấy tờ có giá ước tăng 8,6%. Huy động ngoại tệ tăng 4,3%, chiếm khoảng 10,2% tổng huy động. Huy động vốn bằng VND ước tính tăng 12,5%, chiếm 89,8%.
Riêng về thanh khoản hệ thống ngân hàng, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho biết, thanh khoản của hệ thống ngân hàng nhìn chung khá tốt. Tỷ lệ tín dụng/huy động (LDR) bình quân của hệ thống đạt khoảng 87,2% (năm 2015 là 85,6%). Tỷ lệ LDR bằng VND là 88%, bằng ngoại tệ là 73%.
Vẫn còn cơ hội giảm lãi suất cho vay
Cũng tại Báo cáo trên, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, hiện lãi suất huy động VNĐ giảm nhẹ.Theo đó, tính đến tháng 9, lãi suất huy động bình quân giảm 0,03 - 0,05% so với cuối quý 2/2017 và tương đương so với thời điểm đầu năm. Lãi suất cho vay giảm nhẹ, đặc biệt đối với các lĩnh vực ưu tiên.
Hiện tại, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm từ 0,5-1%; đối với khách hàng tốt còn khoảng 4-5%/năm.
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, trong quý 4/2017, vẫn còn những yếu tố hỗ trợ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Cụ thể, áp lực từ phía tỷ giá không quá lớn do chỉ số Dollar Index đã giảm khá mạnh, lạm phát nhiều khả năng trong tầm kiểm soát (dưới 4%).
Cùng với đó, việc phát hành trái phiếu Chính phủ các tháng cuối năm chỉ còn chưa tới 20% kế hoạch, lợi suất trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn vẫn thấp hơn khoảng khoảng 1-1,5 điểm % so với đầu năm 2017, tạo điều kiện hỗ trợ lãi suất.
Ngoài ra, lãi suất còn được hỗ trợ bởi yếu tố hỗ trợ từ phía cơ chế, pháp lý về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội.
Về lợi nhuận, Ủy ban Giám sát Tài chính cũng cho biết, tình hình lợi nhuận của hệ thống tổ chức tín dụng khả quan. Lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 47 nghìn tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2016, chủ yếu nhờ đóng góp từ hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ.
Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động tín dụng tăng mạnh (15,8%). Tỷ lệ thu nhập lãi thuần cận biên tăng lên mức 2,8% (cùng kỳ năm 2016 là 2,7%).
Riêng về nợ xấu, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng chia sẻ, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo khoảng 2,9% (năm 2016 khoảng 2,6%). “Tỷ lệ nợ xấu cao tập trung chủ yếu tại một số tổ chức tín dụng yếu kém, năng lực tài chính và khả năng quản trị điều hành yếu, trong diện tái cơ cấu”, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, nợ xấu thực tế đã giảm so với cuối năm 2016 do các khoản mục trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích tái cơ cấu nợ và TPDN phân loại từ nhóm 3 - 5 giảm và các khoản đầu tư, đặt cọc, ký quỹ, các khoản phải thu bên ngoài khó thu hồi đều giảm mạnh.
Đối với việc xử lý nợ xấu, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho hay, trong 7 tháng đầu năm 2017, hệ thống tổ chức tín dụng ước tính xử lý khoảng 45 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, nợ xấu thu hồi từ khách hàng chiếm khoảng 33,6%.
Theo Minh Ngọc/ vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35
Cổ phiếu công ty của ông Donald Trump biến động mạnh
Tài chính 06/11/2024 15:27