Kỳ 2: Khi ý kiến người dân chưa được tham vấn
Kỳ 1: Lãng phí và kém hiệu quả |
Gặp khó ở đâu?
Xoay quanh những khu chợ “cửa đóng then cài”, hoạt động thiếu hiệu quả ở kỳ trước, để làm rõ hơn nguyên nhân, phóng viên đã liên hệ và làm việc với các cơ quan chức năng để được giải quyết các thắc mắc.
Để khắc phục tình trạng “cửa đóng then cài”, hoạt động kém hiệu quả tại một số chợ dân sinh, rất cần sự chung tay của các cấp có thẩm quyền. |
Cụ thể, tại chợ Phúc Lý, ở thời điểm trao đổi với phóng viên, ông Chu Đức Thuận – Trưởng ban Ban quản lý chợ Bắc Từ Liêm cho biết, với bất cứ chợ nào, khi được giao thì Ban quản lý cũng làm theo 3 bước là: Xây dựng phương án sắp xếp chợ; xây dựng phương án bảo vệ môi trường và cuối cùng là xây dựng phương án về an ninh trật tự, công tác phòng cháy chữa cháy và trình dự kiến phương án giá đấu thầu cho quận… Sau các khâu đoạn này mới tiến hành công khai giá qua các phương tiện truyền thông để các doanh nghiệp đăng ký đấu thầu.
Theo tìm hiểu, với chợ Phúc Lý, đơn vị này mới nhận bàn giao vào tháng 5/2018. Được biết, phần lớn các phương án để chợ đi vào hoạt động cho đến nay đã được phê duyệt nhưng còn “vướng” phương án về giá. Lý giải sâu hơn những khúc mắc về giá, ông Thuận chia sẻ, chợ Phúc Lý xây dựng ở vị trí khá xa khu dân cư và nằm giữa cánh đồng nên việc đưa vào hoạt động khá khó khăn.
Ngoài ra, chợ hoạt động theo phương thức thu hồi vốn nên để xây dựng phương án về giá cũng gặp khó khăn. Dễ thấy nhất là nếu tăng giá lên quá cao thì các tiểu thương sẽ không vào chợ. Hiện phương án về giá cũng đã được Ban quản lý chợ trình lên UBND quận Bắc Từ Liêm để Quận phê duyệt và trình lên Thành phố.
Ở góc nhìn khác, ông Vũ Đình Thẳn – Chủ tịch UBND phường Minh Khai cũng cho biết, về trước mắt, vị trí của chợ Phúc Lý – Minh Khai được người dân đánh giá là không phù hợp nhưng về tương lai sau này thì chợ lại có vị trí rất quan trọng. Cụ thể, theo quy hoạch thời gian tới, liền trước mặt khu chợ sẽ có hệ thống trường học, hệ thống khu trung tâm hành chính của phường.
Bên phía Tây của đường Tây Thăng Long cạnh đó, thời gian tới sẽ mở một khu công nghệ cao sinh học rộng 200ha... Chưa hết, trên địa bàn liên tổ Phúc Lý sắp tới còn có một học viện kinh tế cao cấp. Hiện nay, dự án xây dựng này đang làm thủ tục xin thành phố giải phóng mặt bằng. Học viện này có khoảng 3.000 người, nếu dự án này mà hoàn thành thì sẽ rất đông dân cư. Tính ra, bán kính của chợ chỉ cách các dự án lớn trên có hơn 150m nên tương lai chợ sẽ phục vụ rất tốt.
Còn tại chợ Văn Phú, xã Hoàng Văn Thụ (huyện Chương Mỹ), theo ông Lê Trung Hà – Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ cho hay, chợ được xây dựng từ năm 2003, với số vốn 600 triệu. Theo lãnh đạo xã, khó khăn chính của địa phương xuất phát từ việc người dân chưa mặn mà, tham gia kinh doanh trong chợ. Để khắc phục vấn đề này, UBND xã đang có kế hoạch thành lập Ban quản lý chợ. Sau khi thành lập Ban quản lý sẽ vận động người dân tham gia. Đồng thời, chính quyền xã sẽ tổ chức dọn dẹp và đề nghị huyện đầu tư cải tạo các ki ốt.
Tại khu chợ này, trước đó, nhiều người dân trong xã cho biết do địa điểm họp chợ không phù hợp, thiết kế chưa hợp lý với chợ truyền thống của địa phương. Đặc biệt, chợ được xây dựng nằm quá sâu trong con ngõ nhỏ, cổng chợ quá hẹp… khiến hạn chế phương tiện ra vào. Ngoài ra, hệ thống ki ốt cũng quá kín, chưa phù hợp với buôn bán nên tiểu thương chưa mặn mà, tham gia đấu thầu.
Cũng chung cảnh “đìu hiu”, không sử dụng hết công năng còn có chợ thương mại Cầu Bươu (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì). Theo ghi nhận, khu chợ này đi vào hoạt động gần 2 năm nhưng hiện nhiều ki ốt, sạp hàng vẫn trong tình trạng cửa đóng, then cài. Mặc dù là chợ được nâng cấp từ chợ dân sinh lên chợ hạng 1 do UBND TP Hà Nội quản lý, nhưng tiểu thương vẫn không mặn mà vào chợ.
Được biết, khu chợ này được xây dựng từ năm 2008, trên tổng diện tích 21.304m², đi vào hoạt động từ tháng 12/2016. Theo thiết kế, chợ gồm 205 ki ốt, 234 sạp hàng với tổng số 25 ngành hàng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân địa phương, các vùng lân cận.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, nguyên nhân khiến tiểu thương thiếu mặn mà, dù chợ thương mại Cầu Bươu có quy mô cấp vùng theo quy hoạch của TP Hà Nội là do vị trí chưa thực sự hợp lý. Cụ thể, vị trí chọn xây dựng chợ được tính toán nằm gần đường Phan Trọng Tuệ - nơi có mật độ giao thông lớn. Bất cập ở chỗ, do đường Phan Trọng Tuệ chưa được mở rộng theo quy hoạch nên cũng phần nào gây ảnh hưởng đến tâm lý người kinh doanh, người mua tiếp cận hàng hóa trong chợ còn hạn chế.
Coi trọng ý kiến người dân
Cách đây ít lâu, Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng nhân dân TP Hà Nội làm việc với Sở Công Thương về công tác giám sát tình hình quản lý, hoạt động chợ trên địa bàn Hà Nội cho thấy, trên địa bàn Thành phố có 454 chợ, trong đó có 15 chợ hạng 1, 61 chợ chưa phân hạng, còn lại là chợ hạng 2, 3.
Đáng chú ý, hiện đang tồn tại nhiều mô hình quản lý chợ, nhiều nhất do tổ quản lý chợ hoặc xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý gồm 239 chợ, 102 chợ do doanh nghiệp quản lý, 58 chợ do Hợp tác xã quản lý, chỉ còn 55 chợ do Ban Quản lý chợ trực tiếp quản lý. Theo nhận định, hiện đa số các chợ do hoạt động lâu năm, cơ sở vật chất xuống cấp, chưa đảm bảo các điều kiện hoạt động về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Các cơ quan chức năng cũng xác định rõ, theo phân cấp quản lý, việc đầu tư và quản lý chợ nông thôn thuộc thẩm quyền của UBND Huyện, nên việc để chợ hoạt động kém hiệu quả có phần trách nhiệm lớn của chính quyền địa phương. Nguyên nhân là, khi đầu tư xây dựng chợ, chính quyền chưa làm tốt công tác điều tra, khảo sát, lấy ý kiến người dân, hộ tiểu thương và các sở, ngành chức năng, dẫn đến địa điểm, thiết kế và quy mô xây dựng không phù hợp. Nhiều chợ do không hoạt động nên đã xuống cấp, gây lãng phí vốn đầu tư.
Để khắc phục tình trạng này, chính quyền địa phương cần bố trí vốn đầu tư xây mới, hoặc cải tạo đối với những chợ thực sự cần thiết, phù hợp với nhu cầu thực tế mua sắm của người dân, kể cả với chợ thuộc tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, trước khi xây dựng chợ ở nông thôn, miền núi cần lấy ý kiến và coi trọng ý kiến người dân về địa điểm, thiết kế và quy mô chợ. Đồng thời, chính quyền địa phương phải có biện pháp xử lý triệt để đối với những trường hợp kinh doanh, buôn bán không đúng nơi quy định...
Trở lại câu chuyện liên quan đến chợ Văn Phú, Phúc Lý – Minh Khai, chợ Kẻ Thượng Cát, chợ thương mại Cầu Bươu… chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan đều đang nỗ lực khắc phục tình trạng chợ xây xong vẫn “cửa đóng then cài”.
Chẳng hạn, tại chợ Phúc Lý, Ban quản lý chợ Bắc Từ Liêm xác định, để thu hút được các tiểu thương về đây thì có cách duy nhất đó là hạ giá cho thuê các kiot và tăng thêm các loại hình dịch vụ. Thế nhưng, việc triển khai thực hiện cũng khá bất ổn vì vốn đầu tư xây dựng chợ khá lớn. Chợ xây dựng xong vẫn đắp chiếu trong khi đó người dân lại thiếu nơi mua bán nhu yếu phẩm là một nghịch lý cần phải tháo gỡ.
Còn tại chợ Kẻ Thượng Cát, Chủ tịch UBND phường Thượng Cát Nguyễn Xuân Quyết chia sẻ: “Chợ đã hoàn thành hiện đang xây dựng phương án để đưa các tiểu thương vào chợ. Chúng tôi đang dự kiến là tháng 1/2019 sẽ đưa chợ vào hoạt động. Hiện nay các hộ đang buôn bán tại chợ tạm kế cận. Để duy trì trật tự văn minh đô thị, UBND phường thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền, nhắc nhở. Với khu chợ này, hiện nay vướng mắc lớn nhất là phương án sắp xếp, hiện đã kiến nghị lên trên chờ phê duyệt”.
Luyện Đinh - Hà Phong
Còn nữa…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01