Bất cập từ những khu chợ bị lãng quên

Kỳ 1: Lãng phí và kém hiệu quả

(LĐTĐ) Tình trạng chợ tiền tỷ mọc lên rồi bỏ hoang ở các địa phương đã không còn xa lạ. Trên địa bàn Hà Nội đã và đang có những chợ xây dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng “cửa đóng then cài”, vắng bóng tư thương, gây lãng phí nhiều tỷ đồng. Hệ lụy bất cập nhãn tiền là nhiều khu vực do thiếu địa điểm nên nạn chợ cóc, chợ tạm tồn tại dai dẳng. Vậy gút mắc vấn đề nằm ở đâu? Hơn hết, sớm có lời giải cho thực trạng này là vấn đề cần ưu tiên hơn cả. 
ky 1 lang phi va kem hieu qua Chợ khang trang “đắp chiếu” trong khi chợ… vẫn thiếu
ky 1 lang phi va kem hieu qua Chợ tiền tỷ bỏ hoang gây lãng phí

Chợ sau khi xây dựng nhưng không được đưa vào sử dụng là nguyên nhân trực tiếp khiến những hạng mục, hạ tầng liên quan xuống cấp. Ở nhiều địa phương, đặc biệt là vùng ngoại thành Hà Nội, chợ “đắp chiếu” còn là sự lãng phí không nhỏ về ngân sách. Nghịch lý hơn cả, hiện người dân thiếu nhưng lại không mặn mà với những khu chợ này. Họ cho rằng, nếu chợ hoạt động việc buôn bán thậm chí còn có xu hướng ế ẩm hơn.

ky 1 lang phi va kem hieu qua
Chợ Kẻ Thượng Cát chưa đi vào hoạt động khiến người dân phải buôn bán, trao đổi hàng hóa tràn lan bên vệ đường.

Xây xong để… đắp chiếu

Ghi nhận thực tế tại nhiều khu vực ngoại thành như: Quận Bắc Từ Liêm, huyện Chương Mỹ… không ít chợ dù đã được đầu tư xây dựng nhiều năm song cho đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Hoặc nếu có thì chợ cũng hoạt động cầm chừng, hiệu quả chưa được như mong muốn. Chợ Văn Phú, xã Hoàng Văn Thụ (Chương Mỹ) là một ví dụ.

Theo tìm hiểu, năm 2003, chợ ở thôn Văn Phú được đầu tư, xây dựng với diện tích gần 2.000m2 bằng ngân sách nhà nước với 11 ki ốt được quy hoạch tập trung nhằm phục vụ nhu cầu kinh doanh, buôn bán của nhân dân trong vùng.

ky 1 lang phi va kem hieu qua

Năm 2004, chợ được đưa vào sử dụng, 10 hộ dân (trong số 28 hộ tham gia) đã trúng thầu 11 ki ốt, những tưởng, chợ mới sẽ giúp cải thiện việc kinh doanh, buôn bán, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân, bảo đảm an ninh, trật tự trên khu vực. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động, chợ Văn Phú đã không phát huy được hiệu quả như kỳ vọng. Được biết, nhiều tiểu thương nơi đây vẫn không “mặn mà” vào chợ.

Đáng chú ý, do hoạt động kém hiệu quả, một phần khác vì các hạng mục hạ tầng đắp chiếu quá lâu nên đang có nhiều dấu hiệu xuống cấp. Cụ thể, hiện hệ thống cửa xếp của các ki ốt đang bị hoen gỉ, tường nhà rêu mốc, sân chợ cỏ mọc um tùm, rác ngập lối đi. Nghịch lý ở chỗ, trái ngược với cảnh đìu hiu, hoang tàn, trong khuôn viên chợ, cách đó không xa, một chợ tự phát lại tấp nập mua - bán trên ngay đoạn đường phía bên ngoài các ki ốt.

Chung tình cảnh trên, là khu chợ Phúc Lý - Minh Khai nằm trên địa bàn phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm). Khu chợ này được đầu tư xây dựng khang trang với mục đích “xóa” chợ tạm, chợ cóc nảy sinh, phục vụ nhu cầu giao thương buôn bán của người dân. Thế nhưng, sau khi hoàn thiện khu chợ này vẫn đóng cửa im lìm và không có bất kỳ hoạt động buôn bán nào.

Theo tìm hiểu, chợ Phúc Lý – Minh Khai nằm gần khu vực tổ dân phố Phúc Lý 1, trên một vị trí khá thưa vắng dân cư. Do lâu ngày không được đưa vào sử dụng nên một số hạng mục của chợ như rào chắn, cột, nền nhà… đã có hiện tượng hoen gỉ, nứt nẻ. Chưa hết, theo nhiều người dân thuộc tổ dân phố Phúc Lý, việc chậm đưa chợ vào hoạt động ngoài việc khiến hạ tầng nhanh xuống cấp còn khiến hoạt động trao đổi hàng hóa của họ gặp nhiều khó khăn, nảy sinh nhiều chợ tạm, chợ cóc trên địa bàn. Đáng nói, để trao đổi, hàng hóa nông sản trên 1.250 hộ dân thuộc các tổ dân phố Phúc Lý 1, 2, 3, 4 phải qua chợ Tây Tựu cách đó hơn 1km.

Tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, chợ Kẻ Thượng Cát cũng trong tình cảnh suốt một thời gian dài xây dựng xong nhưng không đi vào hoạt động. Theo những tiểu thương quanh khu vực, do chợ xây dựng xong đã lâu nhưng chưa hoạt động nên vẫn phải kinh doanh bên ngoài trục giao thông. Hệ lụy nhãn tiền là, tình cảnh ùn tắc giao thông thường xuyên diễn ra.

Người dân không mặn mà?

Theo tìm hiểu của người viết, chợ được đầu tư hàng tỷ đồng nhưng không hiệu quả một phần xuất phát từ việc các tiểu thương không mặn mà. Phần khác vì chợ nằm ở vị trí hẻo lánh, gây khó khăn cho việc buôn bán của các tiểu thương. Cụ thể, tại chợ Văn Phú, từ khi xây dựng hoàn thành đến nay, nhiều người dân trong xã Hoàng Văn Thụ cho biết, do địa điểm họp chợ không phù hợp, thiết kế chưa hợp lý với chợ truyền thống của địa phương nên khó thu hút.

Cụ thể, chợ được xây dựng nằm quá sâu trong con ngõ nhỏ, cổng chợ quá hẹp hạn chế phương tiện ra vào, hệ thống ki ốt quá kín… Với những bất cập từ quy hoạch đến việc đưa vào thực tế đã khiến cho chợ này không thể đem lại lợi ích thiết thực cho người dân trong xã.

Còn tại khu chợ Phúc Lý - Minh Khai, theo người dân địa phương, chợ chưa đi vào hoạt động đã gây ra không ít bất cập. Bà Trần Thị Vụ, thôn Phúc Lý, phường Minh Khai cho biết: Chợ Phúc Lý được xây dựng khá lâu rồi nhưng chưa thấy khi nào hoạt động. Người dân chúng tôi muốn mua đồ ăn thì phải đi tận chợ Văn Trì hoặc chợ Tây Tựu, hoặc chợ Cầu Diễn mới mua được đa dạng các loại đồ ăn tươi sống. Ở Phúc Lý thì cũng có chợ nhưng là chợ cóc. Chợ chỉ họp vào tầm 9 giờ đến 10 giờ sáng. Đáng nói, theo nhiều người dân, vị trí của chợ Phúc Lý – Minh Khai được cho là không phù hợp, nằm khuất nẻo ở khu đồng trống.

Tại chợ Kẻ Thượng Cát, các tiểu thương cũng cho rằng chợ nằm khuất, khó tìm. Theo tìm hiểu, mặc dù xây xong đã khá lâu, thế nhưng đến nay chợ Kẻ Thượng Cát vẫn chưa đi vào hoạt động. Điều này khiến các tiểu thương rất bức xúc, bởi hàng ngày họ vẫn phải kinh doanh, buôn bán ở chợ tạm, ngay sát bên chợ chính. Theo quan sát, khu chợ tạm này nằm trên đường giao thông liên thôn, rất nhếch nhác, mất vệ sinh và không đảm bảo an toàn giao thông.

Trao đổi với phóng viên, bà Đông – một người hiện vẫn đang phải hàng ngày buôn bán tại chợ tạm bức xúc: “Chúng tôi cứ tưởng chợ mới xây xong sẽ được vào buôn bán, ai ngờ mấy năm trời rồi mà vẫn chưa hoạt động. Thiết kế chợ thất cách vô cùng, không tiện cho chúng tôi kinh doanh. Giờ sắp vào Tết rồi mà chợ vẫn chưa hoạt động, chúng tôi bán hàng vẫn phải ngồi dầm mưa dãi nắng ngoài đường, trong khi đó chợ xây xong thì bỏ hoang, cửa đóng im ỉm. Dây leo khắp sân, tường… ngày mưa nước ngập lênh láng. Nhìn mà xót xa!”.

Một tiểu thương khác cho biết: “Đã 3 năm rồi chúng tôi mong mỏi được vào chợ buôn bán chứ ai muốn phơi mặt ra ngoài đường thế này đâu. Thế nhưng, rất nhiều lần chúng tôi kêu lên chính quyền mà vẫn không được xem xét. Khu chợ tạm này tồi tàn, nhếch nhác lắm rồi làm sao buôn bán được. Lại nằm trên trục đường liên thôn nên sáng nào cũng tắc, chiều thì vắng tanh chả ai mua bán gì cả”.

Theo những gì chúng tôi tận mắt chứng kiến, khu chợ tạm này ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, các cột chống xiêu vẹo, mái che rách nát, rác bẩn rải khắp chợ và dọc đường giao thông liên thôn…

Rõ ràng, việc xây chợ xong nhưng không sử dụng đã và đang gây lãng phí tiền của và công sức của nhân dân và Nhà nước. Qua bài viết này, chúng tôi xin gửi những bức xúc của người dân tới các cơ quan chức năng của quận Bắc Từ Liêm và TP Hà Nội. Mong rằng sẽ sớm có các giải pháp hữu hiệu để các tiểu thương yên tâm kinh doanh buôn bán, đảm bảo cuộc sống, cũng như bộ mặt văn minh đô thị sẽ được cải thiện.

Luyện Đinh – Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

(LĐTĐ) Mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm đã góp phần duy trì môi trường kinh doanh an toàn, văn minh, đảm bảo tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động ở huyện Thanh Trì.
Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 huyện “Ra quân đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng huyện Thạch Thất (13/7/1954 - 13/7/2024), Ban Chỉ đạo 197 các xã, thị trấn đã đồng loạt ra quân đảm bảo trật tự đô thị, giải tỏa hành lang an toàn giao thông, đảm bảo đường thông, hè thoáng.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

(LĐTĐ) Mới đây, Tổ kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã kiểm tra thực tế các tuyến phố như: Trần Nhật Duật, Bát Đàn, Phùng Hưng, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Mã Mây, Đào Duy Từ... Kết quả vi phạm trật tự đô thị (TTĐT) diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, theo báo cáo 6 tháng đầu năm, các phường như: Cửa Nam, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Buồm... không có trường hợp nào bị xử phạt. Nội dung này không đúng với tình hình thực tế.
Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội, xảy ra tình trạng mất nắp hố ga dọc các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho người tham gia giao thông.
Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Ngày 8/7, Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa (Hà Nội) đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tại một số điểm nóng trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn các phường Thịnh Quang, Phương Mai và Cát Linh.
Quận Ba Đình quyết liệt tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp

Quận Ba Đình quyết liệt tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Ngày 5/7, tại buổi làm việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm đảm bảo trật tự đô thị, trật tự công cộng và vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Ba Đình, Thượng tá Dương Minh Tuyến - Phó trưởng Phòng Tham mưu, Công an thành phố Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ đạo 197 quận Ba Đình cần triển khai những nhiệm vụ mới trong thời gian tới, với sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đồng loạt hơn nữa để tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp...
Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

(LĐTĐ) Cuộc thi tuyển nhằm lựa chọn được ý tưởng tốt nhất, phát huy tối đa tiềm năng của khu vực khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 chuyển đổi công năng thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ; phát huy tối đa tiềm năng của khu vực vào đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045.
Quận Đống Đa: Lập lại trật tự đô thị trên tuyến phố Nguyễn Văn Tuyết

Quận Đống Đa: Lập lại trật tự đô thị trên tuyến phố Nguyễn Văn Tuyết

(LĐTĐ) Ngày 3/7, đoàn liên ngành của hai phường Trung Liệt và Ngã Tư Sở quận Đống Đa phối hợp ra quân về thực hiện các quy định đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên tuyến phố giáp ranh Nguyễn Văn Tuyết.
Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết, vi phạm về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông chủ yếu liên quan đến 5 phường: Phú Lương, Phú Lãm, Phú La, Đồng Mai và Biên Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi hơn 3ha đất làm dự án phục vụ cộng đồng

Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi hơn 3ha đất làm dự án phục vụ cộng đồng

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Tờ trình số 3674 trình Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua danh mục dự án thu hồi đất với quy mô 3,14ha để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động