Kỳ 2: Điện ảnh, đừng để thua trắng trên sân nhà
Kỳ 1: Vẫn chưa thể về đích |
Phim tư nhân thắng lớn
Từ năm 2006, khi Luật Điện ảnh ra đời có hiệu lực, số lượng hãng phim tư nhân tăng đến trên 200. Điều đó chứng tỏ Luật Điện ảnh đã khuyến khích xã hội hóa điện ảnh. Nhiều hãng phim tư nhân ra đời, nhiều nghệ sỹ từ nước ngoài trở về Việt Nam làm phim bởi họ đã nhìn thấy tiềm năng từ thị trường điện ảnh Việt Nam. Những cái tên dần trở nên quen thuộc với điện ảnh Việt đi kèm với những bộ phim được dự đoán là “ăn khách” như Jonhny Trí Nguyễn, Victor Vũ, Dustin Nguyễn, Leon Le… Mặt tích cực nhất của chủ trương xã hội hóa đối với điện ảnh khá rõ nét.
Theo nhà phê bình điện ảnh Ngô Ngọc Ngũ Long, trước đây công ty phát hành phim chỉ đưa về Việt Nam những bộ phim đã cũ, hoặc những phim đã chiếu cách đó cả chục năm. Người Việt Nam chỉ được xem phim cũ, hoặc nếu là phim mới thì là phim quá dở, được các nước xã hội chủ nghĩa bán như cho. Bây giờ các hãng phim tư nhân được phép nhập phim và với cách làm năng động của họ, hầu hết các phim chiếu trên các cụm rạp đều được chiếu đồng loạt với các nước trên thế giới. Các phim bom tấn được chiếu ở Mỹ thì cũng chỉ một tuần sau là có mặt trên các rạp chiếu TPHCM. Ở thời đại công nghiệp thông tin, đây là sự hòa nhập tiếp nhận cái mới qua con đường phim ảnh mà giới trẻ luôn hào hứng đón nhận.
Cần có những bộ phim hướng về bản sắc dân tộc như hãng VAA của Ngô Thanh Vân. ảnh: Bảo Thoa |
“Giải Cánh Diều vàng do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức vào tháng 3/2017 tại TP. HCM và Liên hoan phim Việt Nam tổ chức vào tháng 11/2017 tại Đà Nẵng đều không có mặt phim của nhà nước. Hầu hết các phim từ các hãng tư nhân đều chú trọng giải trí là chính. Bên cạnh những loại phim hài nhảm của một số hãng thì hãng phim như VÂ của Ngô Thanh Vân đã củng cố uy tín thương hiệu của mình bằng những bộ phim hướng về bản sắc dân tộc được đánh giá cao về nghệ thuật như Cô Ba Sài Gòn, Song Lang… Đó là tín hiệu đáng mừng cho nền điện ảnh Việt. Điều đó cho thấy ngoài doanh thu, các nhà sản xuất tư nhân vẫn có khát vọng được nâng tầm bảng hiệu của mình bằng những thước phim nghệ thuật với ước vọng được thi thố ở các Liên hoan phim Quốc tế.
Bộ phim độc lập “Cha cõng con” của đạo diễn Lương Đình Dũng đã vượt qua rất nhiều phim đến từ khắp nơi trên thế giới để lọt vào danh sách rút gọn 15 phim của 13 quốc gia, mang về thêm một thành tích đáng ngưỡng mộ đó là giải Phim Châu Á Xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc tế Iran lần thứ 36 và được chọn là tác phẩm Việt Nam dự tranh hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài Xuất sắc tại Lễ trao giải Oscar 2018”, nhà phê bình điện ảnh Ngô Ngọc Ngũ Long dẫn chứng.
Phim nhà nước chỉ chiếu lấy lệ
TS. Trần Thị Phương Lan: Cần nâng cao nhận thức, quan điểm, trách nhiệm về xã hội hóa trong đội ngũ cán bộ văn hóa, những người hoạt động điện ảnh và trong toàn xã hội. Chủ trương xã hội hóa cần được tiếp tục quán triệt sâu sắc tới các cấp, các ngành, đoàn thể. Ở nước ta, xã hội hóa không có nghĩa là làm mất đi, làm lu mờ vai trò của nhà nước mà cần chú trọng vai trò định hướng của cơ quan quản lý điện ảnh của nhà nước trong nhiều vấn đề của xã hội hóa, tránh xu hướng thương mại hóa, giải trí đơn thuần, coi nhẹ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, bản sắc văn hóa dân tộc. |
Từ khi xã hội hóa, nhiều rạp chiếu lạc hậu, xuống cấp mà nhiều năm nhà nước không tu bổ đã được chuyển đổi công năng thành siêu thị, khách sạn, tiệm sách… ở TP. HCM có 53 rạp chiếu bóng rải khắp các quận huyện, Hà Nội có hơn 10 rạp nhưng hầu hết đã không còn để chiếu phim. Điều đó minh chứng cho thấy một nền điện ảnh đang phải chấp nhận việc phát hành phim rơi vào tay các công ty nước ngoài. Hiện nay, tập đoàn CJ của Hàn Quốc nắm 2/3 mạng lưới phát hành phim và chiếu bóng trong nước, đương nhiên có quyền khuynh đảo doanh thu của các hãng phim tư nhân và cả hãng phim nhà nước.
Phim tư nhân thì chấp nhận quy phục để phát hành được phim của mình, còn phim nhà nước thì hầu hết làm bằng ngân sách với những đề tài truyền thống, nhưng do đầu ra và ngân sách quảng cáo không có nên không thể lôi kéo khán giả tới rạp, chỉ chiếu lấy lệ vài ngày là dẹp bỏ. Những phim cách mạng được sản xuất từ các hãng phim nhà nước, từ ngân sách nhà nước được vào rạp chiếu để phục vụ những ngày lễ, hầu hết chỉ đứng được vài ngày đã bị “văng” ra khỏi rạp chiếu vì không đảm bảo doanh thu.
Đó là vấn đề phát hành, còn vấn đề văn hóa điện ảnh thì sao? Nhìn vào đời sống nghệ thuật mới thấy sự áp đảo của văn hóa nước ngoài đối với người Việt. Từ điện ảnh, Hàn Quốc đã đem đến văn hóa thời trang, ẩm thực tác động lên từng người trẻ Việt Nam; còn điện ảnh Việt thì không thể khiến cho người trẻ Việt bị ảnh hưởng bởi chính bản sắc dân tộc mình? Ở một khía cạnh nào đó có thể thấy phim Việt đang thua trên chính sân nhà từ nội dung cho đến khán giả.
TS. Trần Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa – Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, xã hội hóa điện ảnh đem lại sự khởi sắc cho điện ảnh nước nhà nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lưu tâm như sự lấn át của dòng phim thương mại, sự độc quyền của các công ty nước ngoài trong phổ biến phim… Vì lợi nhuận, yếu tố giải trí, câu khách được đẩy lên hàng đầu, có phim đạt được doanh thu cao nhưng lại góp phần hạ thấp thị hiếu khán giả.
Sự phát triển, đầu tư ào ạt của các đơn vị tư nhân, các liên doanh và công ty nước ngoài trong việc xây các cụm rạp hiện đại ở các đô thị lớn đã phần nào làm mất cân bằng trong việc hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền trong cả nước, sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất, phát hành Việt Nam với các đơn vị có vốn đầu tư ngoài. Việc không hạn chế hạn ngạch nhập phim cho phép nhập quá nhiều phim ngoại ở các rạp chiếu cũng như việc phát sóng các bộ phim truyền hình dài tập của nước ngoài, ngoài những tác động xã hội khác đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất phim trong nước.
Từ khi xã hội hóa, nhiều rạp chiếu lạc hậu, xuống cấp mà nhiều năm nhà nước không tu bổ đã được chuyển đổi công năng thành siêu thị, khách sạn, tiệm sách… ở TP. HCM có 53 rạp chiếu bóng rải khắp các quận huyện, Hà Nội có hơn 10 rạp nhưng hầu hết đã không còn để chiếu phim. Điều đó minh chứng cho thấy một nền điện ảnh đang phải chấp nhận việc phát hành phim rơi vào tay các công ty nước ngoài. |
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Điện ảnh 10/12/2024 11:55
Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"
Điện ảnh 25/11/2024 12:44
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ
Điện ảnh 12/11/2024 20:26
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt
Điện ảnh 12/11/2024 12:42
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ
Điện ảnh 12/11/2024 11:23
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Điện ảnh 11/11/2024 22:31