Kiến nghị lùi 2 năm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới
Chưa đảm bảo lộ trình và tiến độ
Theo báo cáo thẩm tra, Chính phủ và Bộ GD&ĐT cũng đã quan tâm đến việc chuẩn bị các điều kiện bảo đảm để triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã được phê duyệt và bắt đầu triển khai. Các địa phương và cơ sở giáo dục cũng có những động thái tích cực trong việc hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá, chuẩn bị cho việc thực hiện đổi mới chương trình. Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ dự thảo Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non, GDPT.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, Ủy ban nhận thấy, việc xây dựng, thẩm định, thực nghiệm và ban hành chương trình mới còn chậm, chưa bảo đảm theo lộ trình và tiến độ đặt ra.
Riêng việc ban hành chương trình tổng thể đã chậm hơn một năm so với kế hoạch. Chương trình các môn học vẫn chưa hoàn thiện nên chưa có cơ sở để biên soạn, thẩm định, thực nghiệm sách giáo khoa và để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên; các địa phương chưa có căn cứ để chuẩn bị biên soạn phần nội dung giáo dục của địa phương; cơ sở giáo dục cũng chưa có căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp theo tinh thần Nghị quyết 88.
Ủy ban nhận thấy, việc xây dựng, thẩm định, thực nghiệm và ban hành chương trình mới còn chậm, chưa bảo đảm theo lộ trình và tiến độ đặt ra (ảnh minh họa: Mỹ Hà) |
Đặc biệt là sự chậm trễ trong việc chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, mặc dù các nội dung này đã được xác định rất rõ trong Nghị quyết 88. Nội dung kinh phí cũng chưa được xác định đầy đủ, chủ yếu mới tính toán được kinh phí phục vụ các hoạt động ở cấp trung ương, chưa rõ kinh phí của địa phương; nhiều tỉnh sẽ gặp khó khăn trong việc bố trí ngân sách để thực hiện chương trình GDPT mới.
Trên cơ sở tờ trình số 408 của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra sơ bộ số 845 của Ủy ban, ngày 25/10, Ủy ban đã họp phiên toàn thể thẩm tra tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa GDPT mới.
Trên cơ sở tờ trình số 408 của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra sơ bộ số 845 của Ủy ban, ngày 25/10, Ủy ban đã họp phiên toàn thể thẩm tra tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa GDPT mới. |
Ngoài ra, trong báo cáo hằng năm của Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nội dung báo cáo đánh giá kết quả triển khai Nghị quyết 88 cũng chưa được đưa vào theo đúng yêu cầu của Nghị quyết.
Về việc điều chỉnh thời gian thực hiện, báo cáo cho rằng, Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 88 quy định: “Về lộ trình thực hiện: Từ năm học 2018-2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.”
Tuy nhiên, thực tế qua 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết cho thấy, việc chuẩn bị cho đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT còn nhiều hạn chế, chưa bảo đảm đúng lộ trình và tiến độ; trong khi đó, phần công việc cần triển khai trước khi áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới trên phạm vi cả nước còn rất nhiều. Do vậy, Ủy ban nhất trí với sự cần thiết phải lùi thời gian bắt đầu áp dụng chương trình, sách giáo khoa GDPT mới để có điều kiện chuẩn bị tốt nhất, bảo đảm tính khả thi và chất lượng khi thực hiện chương trình.
Kiến nghị lùi thời gian thực hiện
Về nội dung điều chỉnh Nghị quyết 88, theo Tờ trình, Chính phủ đề nghị lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới như sau:
Về thời gian triển khai: Chương trình, sách giáo khoa mới được bắt đầu triển khai từ năm học 2019-2020, chậm một năm so với lộ trình quy định tại Nghị quyết 88.
Về phương thức triển khai: Áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới theo phương thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học trên phạm vi toàn quốc đối với cấp tiểu học từ năm học 2019-2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020 - 2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021 - 2022, không triển khai đồng thời ở lớp đầu của cả ba cấp học như quy định tại Nghị quyết 88.
Về đề nghị nêu trên của Chính phủ, các thành viên Ủy ban đều đồng ý với việc lùi thời gian và thay đổi phương thức triển khai. Tuy nhiên, về thời gian triển khai, các thành viên Ủy ban có 2 loại ý kiến:
Loại ý kiến thứ nhất: Đa số thành viên Ủy ban dự họp (24/35 đại biểu) đồng ý với phương án lùi thời gian như trong Tờ trình của Chính phủ. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng nếu kéo dài thời gian chuẩn bị hơn nữa sẽ làm giảm động lực và tác động đến tâm thế đổi mới trong ngành giáo dục và xã hội.
Có hai luồng ý kiến về việc lùi thời gian thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. (ảnh minh họa) |
Loại ý kiến thứ hai: 11/35 đại biểu cân nhắc về tính khả thi của phương án điều chỉnh lộ trình như đã nêu trong Tờ trình và đề nghị bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT mới từ năm học 2020 - 2021, chậm lại 2 năm so với lộ trình quy định tại Nghị quyết 88.
Lý do đưa ra, các công việc liên quan đến xây dựng chương trình và sách giáo khoa trong thời gian tới còn rất nhiều, bên cạnh đó, tuy chương trình GDPT tổng thể đã được ban hành, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về cơ sở lý luận, mục tiêu và nội dung chương trình, đòi hỏi Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
Hơn nữa, việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới như: tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hoàn thiện cơ sở vật chất... cần có thời gian cũng như sự vào cuộc của các bộ, ngành, các địa phương và cơ sở giáo dục. Việc xây dựng phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với chương trình GDPT mới cũng cần có thời gian để bảo đảm tính đồng bộ và chất lượng.
Từ những nội dung trên, Ủy ban nhất trí đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 88 để làm căn cứ cho Chính phủ thực hiện.
Về nội dung của dự thảo Nghị quyết, Ủy ban đề nghị Quốc hội và Chính phủ cân nhắc các ý kiến đã nêu ở mục trên để quyết định thời điểm và lộ trình mới thực hiện chương trình và sách giáo khoa GDPT trong thời gian tới.
Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết cần bổ sung nội dung về trách nhiệm của Chính phủ trong việc tổ chức xây dựng và hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa GDPT, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành liên quan, các địa phương bảo đảm các nguồn lực cần thiết, không tăng kinh phí thực hiện đề án, nhằm chuẩn bị tốt nhất việc triển khai Nghị quyết 88 theo đúng tiến trình mới được Quốc hội thông qua.
Theo Mỹ Hà/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Việt Nam xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng tại ICPC Asia Hanoi 2024
Giáo dục 14/12/2024 11:07