Không biết chia sẻ sẽ tự đánh mất mình trong “cuộc chiến” xây dựng thương hiệu

(LĐTĐ) Kinh tế chia sẻ là một phạm trù đạo đức trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thời đại hiện nay và mãi về sau. Những sự chia sẻ đúng mức trong lúc khó khăn, chính là tạo dựng thương hiệu, tạo dựng niềm tin cho các doanh nghiệp trong thời kì đại dịch Covid-19. Ngược lại, nếu tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh nào không biết chia sẻ, thì sẽ tự đánh mất mình trong việc xây dựng thương hiệu đơn vị, họ sẽ bị xã hội phê phán mạnh mẽ.
khong biet chia se se tu danh mat minh trong cuoc chien xay dung thuong hieu Sơn Tây nỗ lực xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực
khong biet chia se se tu danh mat minh trong cuoc chien xay dung thuong hieu Kim chỉ nam cho chiến lược xây dựng thương hiệu bệnh viện
khong biet chia se se tu danh mat minh trong cuoc chien xay dung thuong hieu Hà Nội: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề năm 2019

Có thể thấy, từ khi xuất hiện Dịch Covid-19 tới nay tại Việt Nam, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc dưới sự chỉ đạo của Chính phủ; nhiều công sức tiền bạc và nguồn nhân lực đã tập trung cho công tác chống dịch. Mục đích để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo vệ sự phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững.

Quá trình chống dịch mấy tháng qua đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng để chúng ta học tập và cũng có thể có người phải tự sửa mình nếu có gì chưa phải với cộng đồng xã hội trong những lúc khó khăn này. Trước hết, nổi bật nhất là tấm gương hy sinh vì nhiệm vụ, bất chấp mọi nguy hiểm của đội ngũ cán bộ công nhân viên, thầy thuốc, hộ lý, y tá tại các bệnh viện, các cán bộ công nhân viên các khu cách ly. Họ đã gác lại chuyện gia đình để hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài cán bộ công nhân viên, nhiều chiến sỹ quân đội công an đã vào cuộc để góp phần công tác này.

khong biet chia se se tu danh mat minh trong cuoc chien xay dung thuong hieu
Các doanh nghiệp sẽ tự đánh mất mình trong "cuộc chiến" xây dựng thương hiệu trong mùa dịch nêu không biết chia sẻ (ảnh Đ.Đ)

Hưởng ứng lời kêu gọi động viên vào công tác chống dịch của Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc các cấp, trên tinh thần tương trợ, san sẻ giúp đỡ nhau để qua những ngày hoạn nạn khó khăn. Chỉ cần một cuộc phát động tin nhắn 20.000đ/lượt, thì trong một vài ngày đã thu được hàng chục tỷ đồng quyên góp.

Nhiều tấm gương khác đáng biểu dương như các mạnh thường quân, bao gồm cả các ca sỹ, nhạc sỹ, các nhà báo, cầu thủ bóng đá, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đã ủng hộ hàng trăm tỷ. Nhiều tấm gương phục vụ đời sống nhân dân ở các khu cách ly cũng đáng được biểu dương.

Chúng ta nhận thức rằng, đại đa số tầng lớp nhân dân Việt Nam là tốt, luôn có lòng hảo tâm với cộng đồng, với xã hội trong những lúc khó khăn. Nhưng chúng ta cũng nhận rõ được những hình ảnh không đẹp và trái ngược với những hành động rất nhân văn ở trên, cụ thể, nhân lúc có dịch, hàng nghìn các cửa hàng thuốc và dụng cụ y tế đã bán hàng tăng giá so với quy định, liên kết treo biển hết hàng, sản xuất và bán hàng rởm cho xã hội.

Một số cá nhân đã sử dụng các trang mạng xã hội để xuyên tạc tình hình về dịch bệnh, gây hoang mang lo lắng cho một bộ phận nhân dân. Điều này ngược lại hình ảnh một số tổ chức cá nhân kinh doanh thương mại, bán hàng không lợi nhuận, sản xuất và phát miễn phí hàng hóa chống dịch cho mọi người, thì vẫn còn những tổ chức sản xuất kinh doanh, điển hình là mặt hàng thịt lợn. Suốt từ Tết Âm lịch đến nay, liên tục tăng giá cao chót vót và chỉ giảm giá nhỏ giọt khi có ý kiến của nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Thậm chí, có doanh nghiệp giảm thời gian ngắn sau đó lại tăng giá lại. Một nghịch lý trên thị trường là từ trang trại chăn nuôi của các tập đoàn lớn, giá lợn hơi cho đến khâu bán lẻ đã tăng từ 45 - 60%, với mức lãi 2.000.000 – 3.000.000 đ/con thì một đơn vị có thể thu lãi hàng nghìn tỷ 1 tháng. Đây là một mức lợi nhuận vô lý, không thể chấp nhận được.

Nguyên nhân thì đã rõ, thứ nhất, một số trang trại chăn nuôi lớn có số lượng áp đảo về số đầu lợn đã có hiện tượng ghìm giá lợn hơi, hoặc liên kết ngang để cùng thống nhất một mức giá, họ còn có những hành động biểu hiện của sự tiếp tay cho thương lái và các công ty liên kết của họ, việc làm này đã tạo thêm những chi phí trung gian góp phần đẩy giá lên ở thị trường bán lẻ.

Cần phải nhắc lại rằng trong thời kì giá lợn bị sa sút, xuống 22.000 – 25.000 đ/kg hơi thì ngành chăn nuôi lại kêu gọi người tiêu dùng giải cứu. Ngày nay, giá lợn hơi đã tăng gấp rưỡi, gấp đôi một cách vô lý thì họ có giải cứu người tiêu dùng hay không?

Một lãnh đạo công ty chăn nuôi đã phát biểu trong cuộc họp với Bộ Nông nghiệp về giá lợn là “Chúng tôi chỉ sản xuất chăn nuôi theo kế hoạch, không quan tâm tới giá cả thị trường”. Câu nói vô cảm trên cho ta thấy rõ, trong lúc người tiêu dùng đang thắt lưng buộc bụng để chi tiêu hàng ngày thì họ vẫn bàn quang, thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng, thu lợi nhuận kếch sù về cho đơn vị mình. Điều cần quan tâm là chỉ khi Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp khuyên giảm giá thì họ mới giảm giá ở mức 5.000 – 10.000 đ/kg lợn hơi – mang tính nhỏ giọt.

khong biet chia se se tu danh mat minh trong cuoc chien xay dung thuong hieu
Các doanh nghiệp cần tăng cường liên kết, chia sẻ nhằm đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu trong mùa dịch

Ở khâu bán lẻ thì sao? Cho đến nay chưa có thống kê cụ thể của các cơ quan kiểm toán về lợi nhuận, nộp ngân sách chênh lệch giá mua và giá bán của các khâu chăn nuôi và khâu bán lẻ mặc dù đã có ý kiến của Chính phủ trong 2 tháng nay. Điều này cũng phải làm rõ và công khai cho mọi người đều biết

Mua bán trên thị trường là một sự thỏa thuận giữa 2 bên, nhưng những hành động vô cảm trong lúc khó khăn chung của mọi người để hưởng lợi nhuận là hành vi quá mức vô lý, nhất là trong khi Chính phủ đã kêu gọi phải liên kết, phải chia sẻ, kể cả chia sẻ lợi nhuận, thì những hành vi không được nhân văn lắm cần phải bị lên án và phải có những giải pháp mạnh để giải quyết dứt điểm.

Được biết, trong cuộc họp gần đây nhất, các ngành đã đề nghị sẽ trình Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương để đưa mặt hàng thịt lợn vào diện bình ổn giá để kiểm soát việc hình thành giá vốn và giá bán ra trên thị trường, nếu có biến động cần tăng giá thì phải giải trình với các ngành ở các địa phương.

Công cuộc chống dịch Covid-19 chưa có hồi kết thúc ở nước ta, cũng như các nước trên thế giới. Nó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và toàn thể các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh ở thị trường nội địa Việt Nam phải chung sức, chung lòng , phải chia sẻ trước những khó khăn chung của xã hội, xứng đáng với truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc mà cha ông ta đã để lại cho chúng ta và muôn đời sau.

Những sự chia sẻ đúng mức trong lúc khó khăn chính là tạo dựng thương hiệu, tạo dựng niềm tin trong các doanh nghiệp trong thời kì đại dịch Covid-19. Ngược lại, nếu tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh nào không biết chia sẻ, thì sẽ tự đánh mất mình trong việc xây dựng thương hiệu đơn vị, họ sẽ bị xã hội phê phán mạnh mẽ.

Kinh tế chia sẻ là một phạm trù đạo đức trong các hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời đại hiện nay và mãi về sau. Chúng ta tin tưởng rằng những hành động đẹp biết chia sẻ sẽ góp phần vào sự thành công của công tác chống dịch Covid-19 ở nước ta trong thời gian sớm nhất.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11/2024, giá dầu thế giới giảm sau khi dự trữ dầu thô và xăng của Hoa Kỳ tăng cao hơn dự kiến ​​vào tuần trước, nhưng mức giảm bị hạn chế... Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,95 USD/thùng, giảm 0,63%, giá dầu Brent ở mốc 73,1 USD/thùng, giảm 0,29%
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (20/11) giá dầu thế giới tiếp đà tăng khi việc khởi động lại mỏ Sverdrup phản ánh những lo ngại của giới đầu tư. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,61 USD/thùng, tăng 0,65%; giá dầu Brent ở mốc 73,45 USD/thùng, tăng 0,22%.
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

(LĐTĐ) Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động