Khi nào phải tuyệt đối kiêng 3 món cà, ớt, khoai tây?
Biết 4 điều này bạn sẽ chẳng còn mỡ bụng dưới! | |
Những sai lầm khi ăn kiêng khiến bạn tăng cân vùn vụt | |
3 kiểu ăn kiêng cần bỏ khi bước sang năm mới |
Các loại trái cây họ cà có danh pháp khoa học là Solanaceae, bao gồm các loại rau củ phổ biến như cà, ớt, khoai tây... vốn luôn được coi là thực phẩm tốt, giàu dinh dưỡng.
Tuy nhiên, đôi khi cũng cần phải giới hạn ăn những loại trái thuộc nhóm này vì chúng có chứa các chất alkaloid như solanidin, capsaicin, nicotin và tropane đôi khi có thể gây độc. Nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên không nên ăn những loại rau này vì chúng có thể làm tình trạng sưng viêm trong cơ thể xấu đi.
Bạn cần hạn chế các loại rau quả trên trong một số trường hợp nhất định sau:
1. Chất Solanine gây hại khi cơ thể đang căng thẳng
Chất alkaloid solanidine trong các loại rau củ như khoai tây, cà tím... có thể gây hại cho cơ thể trong tình trạng căng thẳng.
Chất alkaloid được hấp thu trong quá trình tiêu hóa và dự trữ trong cơ thể trong thời gian dài. Khi bạn bị căng thẳng về chuyển hóa năng lượng như mang thai, đói bụng và các loại bệnh khác, solanidine lại được giải phóng vào cơ thể, có thể làm hại rất lớn cho sức khỏe.
Đó cũng là lý do vì sao người ta thường khuyên các bà bầu hạn chế ăn cà trong suốt thai kỳ.
2. Làm nặng viêm khớp ở phụ nữ mãn kinh
Nếu thường xuyên bị đau khớp, bạn nên hạn chế các loại rau trái nêu trên trong khẩu phần ăn. Một nghiên cứu cho thấy khi phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh và tuổi già, cần hạn chế ăn cà để giảm đau khớp, giảm tốc độ phá hủy các mô.
3. Ngộ độc
Có nhiều trường hợp rau củ họ cà gây ngộ độc sau ăn, do đó, ngay cả khi khỏe mạnh, bạn cũng chỉ nên ăn các loại thực phẩm này với lượng vừa phải. Khi bị dị ứng, viêm ruột, có vấn đề về tiêu hóa... nên hạn chế hết mức những thực phẩm này.
4. Làm trầm trọng chứng viêm ruột
Người bị hội chứng ruột kích thích hoặc các rối loạn sưng viêm ruột khác nên tránh các rau quả trên. Chất glycoalkaloids solanine và chaconine có trong khoai tây có thể phá vỡ hàng rào biểu mô của dạ dày. Khi khoai tây được chiên lên, chất glycoalkaloids tập trung thêm, gây hại nhiều hơn cho bao tử.
Ở các nước có nhiều người dùng khoai tây chiên, các chứng viêm ruột cũng nhiều hơn so với những nước còn lại.
5. Gây ợ chua
Ớt chuông đỏ, vàng và các loại ớt có thể gây ợ chua. Nghiên cứu vào năm 2000 cho thấy chất capsicum có trong ớt, ớt chuông làm kích thích thêm ợ chua sau khi ăn trưa hoặc tối.
Theo Thảo My/Pháp luật Tp.HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39