Học sinh sẽ được học tích hợp Lịch sử và Địa lý
Có nên dạy sử cho trẻ bằng tranh thời chiến? | |
Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc: Dân ta phải biết sử ta |
Học sinh sẽ được học tích hợp mon Lịch sử và Địa lý. Ảnh minh họa: Nguồn Infonet |
Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn Lịch sử và Địa lý là bắt buộc ở cấp tiểu học (lớp 4-5) và THCS. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội, học sinh đã học tại các lớp 1-3.
Ở cấp tiểu học, mạch nội dung chương trình môn học không tách thành hai phân môn Lịch sử và Địa lý. Kiến thức ở hai lĩnh vực này được tích hợp trong các chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới, theo sự mở rộng về không gian địa lý và xã hội.
Ở bậc THCS, mạch kiến thức của Lịch sử và Địa lý được tích hợp ở mức độ đơn giản. Có 3 mức độ là tích hợp nội môn; tích hợp nội dung Lịch sử trong những phần phù hợp của bài Địa lý và ngược lại, nhằm tạo ra sự đối chiếu, tương tác tốt nhất giữa kiến thức của hai phân môn; tích hợp tạo thành chủ đề chung.
Việc tích hợp này sẽ giúp người học biết phân tích đối tượng địa lý trong sự vận động và phát triển, trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Giáo viên sẽ dạy Lịch sử theo hướng kể chuyện, dạy Địa lý theo cách khai thác tri thức tài liệu
Ví dụ, ở cuối chương trình lớp 6, khi học về loài người trên Trái Đất, học sinh đã có thể sử dụng kiến thức lịch sử về xã hội cổ đại, đặc biệt là có thêm dẫn chứng về loài người là lực lượng hùng mạnh làm thay đổi thiên nhiên Trái Đất.
Việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lý theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của Chương trình. Cấp tiểu học theo hướng phát triển năng lực chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá, không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn, giảm tình trạng học sinh phải học thuộc lòng.
Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Tăng cường phối hợp tự học với học tập, thảo luận theo nhóm, đóng vai, dự án; đa dạng hoá các hình thức tổ chức học tập, coi trọng việc dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội.
Chương trình khuyến khích học sinh được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho học sinh có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; Chú trọng việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học lịch sử và địa lý.
Theo Bích Hà/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48