Hoạt động công đoàn phải cụ thể, thực chất, vì người lao động
Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người lao động | |
Trên 11 tỷ đồng chăm lo Tết cho người lao động |
Đạt trên 60% các chỉ tiêu chủ yếu
Tại buổi làm việc, thay mặt Ban thường vụ LĐLĐ Thành phố, Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ Thành phố Lê Thanh Đà đã báo cáo với Đoàn Chủ tịch kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội CĐ Việt Nam lần thứ XI, Đại hội CĐ Thành phố lần thứ XV trong nửa nhiệm kỳ (3/2013-12/2015) và tình hình CNVCLĐ Thủ đô sau Tết nguyên đán Bính Thân 2016.
Theo đó, ngay sau Đại hội XI CĐ Việt Nam, Đại hội XV CĐ Thành phố, BCH LĐLĐ Thành phố đã xây dựng 5 chương trình thực hiện Nghị quyết đồng thời bám sát sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Thành ủy Hà Nội để chỉ đạo các cấp CĐ triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong CNVCLĐ.
Đến nay, cùng với việc thực hiện tốt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI CĐ Việt Nam, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Đại hội XV CĐ thành phố cũng đều được các cấp CĐ Thủ đô thực hiện đạt trên 60% và có những chỉ tiêu đã đạt so với kế hoạch.
Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam làm việc với LĐLĐ thành phố |
Nổi bật nhất là hoạt động CĐ Thủ đô đã hướng mạnh về cơ sở, làm tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, CNVCLĐ.
Phó Chủ tịch thường trực Lê Thanh Đà cho biết, tổ chức CĐ Thủ đô đặc biệt coi trọng việc phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Hàng năm đã có 100% cơ quan, hành chính, đơn vị sự nghiệp tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức. Chỉ đạo tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, đến nay có 32,5% số doanh nghiệp có tổ chức CĐ tổ chức đối thoại góp phần xây dựng quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Riêng LĐLĐ Thành phố, đều đặn hàng năm đều phối hợp với UBND và các sở ban ngành Thành phố tổ chức Hội nghị tiếp xúc, lắng nghe và giải quyết các kiến nghị của CNLĐ, cán bộ CĐCS và doanh nghiệp. Đã có trên 80 kiến nghị của CNLĐ và chủ sử dụng lao động được giải quyết.
Hàng năm, các cấp CĐ Thành phố còn chủ động hoặc phối hợp kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, góp phần truy thu gần 177,26 tỷ đồng tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN,… Hoạt động xã hội, từ thiện tiếp tục được đẩy mạnh trong CNVCLĐ. Trong 3 năm, LĐLĐ Thành phố đã hỗ trợ, xây dựng, sửa chữa 276 mái ấm CĐ với số tiền trên 5 tỷ đồng; trợ cấp 1.515 CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức 229 chuyến xe miễn phí đưa 8.848 CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết.
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến đáp lời Đoàn Chủ tịch |
Ngoài thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ, các mặt hoạt động khác cũng được các cấp CĐ Thủ đô thực hiện hiệu quả như, công tác tuyên truyền, giáo dục của công đoàn có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, từng bước đáp ứng nhu cầu của đoàn viên và NLĐ. Công tác thi đua và tổ chức các hoạt động tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến được đẩy mạnh có tác dụng cổ vũ to lớn phong trào thi đua trong CNVCLĐ.
Công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS có nhiều đổi mới về hình thức, phương pháp; các mô hình, đề án thí điểm được triển khai bước đầu có hiệu quả; tỷ lệ CĐCS đạt vững mạnh và vững mạnh xuất vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm; đã có hàng ngàn lượt cán bộ CĐ được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, kỹ năng, nghiệp vụ CĐ. Chương trình chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên trách CĐ đã giành được kết quả đáng mừng. Công tác nữ công, tài chính, kiểm tra và hoạt động kinh tế CĐ đạt kết quả khả quan. Các hoạt động xã hội từ thiện đã tạo hiệu ứng tốt trong CNVCLĐ, khẳng định uy tín và vị thế của tổ chức công đoàn Thành phố trong hệ thống chính trị ở Thủ đô v.v...
Về tình hình CNVCLĐ Thủ đô trước, trong và sau Tết Bính Thân 2016, Phó Chủ tịch Lê Thanh Đà cho biết, qua khảo sát, các DN tuy còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhưng đã cố gắng thưởng Tết đúng cho NLĐ với mức bình quân là 3,35-3,77 triệu đồng/ người, cao nhất là 100 triệu đồng, thấp nhất là 450.000đ. Sau Tết, nhiều đơn vị DN đã tổ chức ra quân phát động thi đua ngay từ ngày mùng 6 Tết. Theo báo cáo của các CĐ cấp trên cơ sở, đến ngày 17/2, đã có trên 97% CNLĐ các DN trở lại làm việc đúng thời gian quy định.
Dù vậy, vẫn xảy ra vụ việc trên 600/1.020 CNLĐ Công ty TNHH INKEL ngừng việc tập thể vì DN tăng lương tối thiểu vùng theo Nghị định 122/CP nhưng lại cắt các khoản trợ cấp, phụ cấp…CĐ - Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội cùng LĐLĐ huyện Mê Linh đã phối hợp giải quyết xong vụ việc này.
Hoạt động CĐ phải cụ thể, thực chất, hướng về NLĐ
Sau khi nghe báo cáo kết quả nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XI CĐ Việt Nam, Đại hội XV CĐ Thành phố Hà Nội của tổ chức CĐ Thủ đô và tình hình CNVCLĐ Thủ đô sau Tết nguyên đán Bính Thân 2016, các ủy viên Đoàn chủ tịch đã có ý kiến trao đổi, đề nghị làm rõ thêm kết quả cụ thể ở một số mặt hoạt động như việc tổ chức đối thoại tại cơ sở, ký kết thỏa ước lao động tập thể, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp; công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; giải quyết nợ BHXH; việc thực hiện bữa ăn giữa ca cho NLĐ; việc tuyên truyền về hội nhập, gia nhập TPP; vấn đề thu kinh phí CĐ v.v..
Ý kiến của các ủy viên Đoàn Chủ tịch đều đồng tình, đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được của các cấp CĐ Thủ đô năm 2015 đồng thời các ủy viên Đoàn Chủ tịch cũng đã giải đáp các kiến nghị của tổ chức CĐ Thủ đô.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao kết quả hoạt động CĐ, vai trò của đội ngũ CNVCLĐ, các cấp CĐ đóng góp vào những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Hoạt động của tổ chức CĐ Thành phố đã bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, nhiệm vụ chính trị của Thành phố, triển khai khá toàn diện các mặt hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, ngày càng sát cơ sở.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định: Thành phố thời gian qua đã có những cơ chế đặc thù phát triển tổ chức CĐCS, phát triển đoàn viên, từ đó tạo nguồn phát triển đảng viên; luôn dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, trong đó nhiều nhà ở dành cho công nhân đang còn khó khăn.
Phó Bí thư thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại buổi làm việc |
Đối với nhiệm vụ năm 2016, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh: Đây là năm có ý nghĩa quan trọng bởi là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020 và tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, năm đầu triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của TP. Trong phát triển kinh tế - xã hội năm nay còn gặp nhiều thách thức do các hiệp định FTA và TPP mang lại; TP chủ trương phát triển kinh tế sẽ thu hút nhiều DN FDI, sẽ mở rộng thêm nhiều KCN, trong đó có KCN hỗ trợ Nam Hà Nội thu hút nhiều DN Nhật Bản sẽ tạo việc làm cho nhiều CNLĐ… Những điều này mang lại không chỉ cơ hội mà cả không ít khó khăn cho hoạt động công đoàn, các cấp CĐ TP cần chủ động nắm bắt.
Từ thực tiễn, LĐLĐ TP cũng cần chủ động tham mưu đề xuất về những cơ chế chính sách chăm lo quyền lợi chính đáng cho NLĐ, nhất là đối với công nhân tại KCN. Ngoài ra, CĐ cần tuyên truyền vận động NLĐ học tập nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và kỷ luật đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế sâu rộng, nâng cao chất lượng hiệu quả tổ chức hội nghị cán bộ công chức NLĐ, ký thỏa ước lao động tập thể để đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, đảm bảo an sinh xã hội; chủ động xây dựng các dự án cho CNLĐ vay vốn, tư vấn giới thiệu việc làm cho NLĐ, nhất là ở những khu vực đô thị có tốc độ phát triển nhanh…
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng yêu cầu: CĐ TP cần thực hiện được việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của CĐ theo chủ trương của Tổng LĐLĐ theo hướng cụ thể, thực chất, sát cơ sở hơn. Trong đó, đặc biệt lưu ý hoạt động của các KCN-KCX, bám vào nhu cầu sát sườn nhất của CNLĐ như chất lượng bữa ăn giữa ca, tránh ngộ độc thực phẩm… “Tối thiểu tại Hà Nội phải đảm bảo bữa ăn ca cho công nhân đạt từ 15.000 đồng/người trở lên, DN nào cho CNLĐ hưởng dưới mức này thì công đoàn phải đứng ra đấu tranh cho bằng được, cũng như phải có những biện pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong bữa ăn”, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh.
Nên xem
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Tin khác
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13