Hệ thống y tế cơ sở: Chưa hiệu quả
Khám, chữa bệnh vượt tuyến giảm nhờ bệnh viện vệ tinh | |
Bệnh nhân vượt tuyến: “Nút thắt” cần gỡ | |
Luật BHYT sửa đổi: Có “quay lưng” với bệnh nhân nghèo? |
Vượt tuyến để điều trị… viêm họng
Theo định nghĩa của Bộ Y tế, y tế cơ sở là mạng lưới y tế từ tuyến huyện đến tuyến xã, là tuyến y tế gần dân nhất, có vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân với chi phí thấp.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá tại hội nghị tham vấn đề án tăng cường y tế cơ sở giai đoạn 2016-2025 : “Y tế cơ sở đã góp phần thiết thực làm giảm tỉ lệ mắc và tỉ lệ chết của nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Nhiều nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu và nâng cao sức khoẻ đã được triển khai rộng khắp và đạt hiệu quả thiết thực như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, giám sát dịch bệnh… Nhờ đó, các chỉ số sức khoẻ của người dân đã được cải thiện rõ rệt, phần lớn các chỉ tiêu tổng quát về sức khoẻ của nước ta đều vượt các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người”.
Y tế cơ sở là “xương sống” của hệ thống y tế Việt Nam |
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, y tế cơ sở còn rất nhiều bất cập, khó khăn mà ngay cả Bộ trưởng Bộ Y tế cũng phải thừa nhận, đặc biệt là về chất lượng khám, chữa bệnh. Theo thống kê, tính đến nay, mặc dù 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn trên cả nước đã có cán bộ y tế nhưng chỉ 60% đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã, còn tới 40% xã chưa đạt do hạn chế về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. 90% thôn, bản có cán bộ y tế nhưng tỷ lệ được đào tạo theo quy định mới chỉ đạt ở khoảng 69%.
Tổ chức JICA của Nhật Bản đã dẫn chứng có những bệnh rất thông thường như viêm họng, nhưng cơ sở y tế tuyến huyện cũng phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên do không điều trị được vì thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn. Hay ở xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, nằm ngay trên địa bàn thủ đô, trung tâm y tế xã hầu như… đóng cửa vì chẳng có bệnh nhân nào đến khám, chữa bệnh. Tại các quận nội thành, phòng y tế cũng không khả quan hơn khi bệnh nhân vắng đến mức trầm trọng, đến nỗi nếu không có những đợt dịch bệnh xảy ra, nếu nhân viên y tế không phải đi khảo sát, tìm hiểu, vận động người dân đi tiêm phòng… thì không ai biết đến phòng y tế tại các quận, huyện. Nhiều nhân viên y tế tuyến cơ sở công việc chính nhiều ngày là “ngồi chơi xơi nước”. Khác hẳn với sự tấp nập, bận rộn không kịp thở của các bác sĩ, thầy thuốc ở các bệnh viện tuyến trên.
Bộ Y tế cũng đã thống kê chất lượng điều trị các cơ sở y tế thuộc tuyến huyện, xã… không đủ thuyết phục và tạo niềm tin cho người đến khám, chữa bệnh. Có tới 70% bệnh nhân vượt tuyến ở trung ương trong khi bệnh có thể điều trị ở tuyến dưới; 81,8% bệnh nhân vượt tuyến ở tỉnh có thể điều trị ở huyện, xã và 67,9% bệnh nhân vượt tuyến ở huyện có thể điều trị ở ngay tuyến xã.
Có không ít phòng khám tuyến cơ sở, thiết bị y tế giá trị nhất chỉ là chiếc máy siêu âm nhưng cũng chỉ thuộc “đời cũ”. Còn lại không có thiết bị gì hiện đại ngoài tai nghe tim, phổi, kim tiêm, xi lanh, máy đo huyết áp. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận: “Hệ thống y tế cơ sở nước ta hiện nay bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn. Cụ thể như mạng lưới y tế cơ sở còn cồng kềnh, chưa thống nhất, thiếu thốn về cơ sở, vật chất, cán bộ chuyên môn, quản lý chồng chéo… Trong khi đó đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế tuyến xã, tuyến huyện vẫn còn chưa được chú trọng nên còn hạn chế về chất lượng chuyên môn, chưa tạo được niềm tin cho người dân”.
Giải pháp “2 trong 1”
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục xây dựng đề án quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở Việt Nam, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm: Xác định rõ vai trò, phạm vi của mạng lưới y tế cơ sở và mối quan hệ giữa y tế cơ sở và hệ thống bác sĩ gia đình. Xác định những dịch vụ kỹ thuật được cung cấp tại tuyến y tế cơ sở, đồng thời chuẩn hóa và có hệ thống đánh giá nghiêm ngặt các dịch vụ kỹ thuật này. Đào tạo, chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cơ sở làm việc tại cộng đồng, nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ y tế cơ sở trên toàn quốc. Đồng thời, phải đẩy mạnh công tác truyền thông, chăm sóc sức khỏe ban đầu, an toàn, vệ sinh thực phẩm và môi trường. |
Để giải quyết vấn đề trên, Bộ Y tế xác định, các phòng khám, trung tâm y tế tại xã, huyện… sẽ thay đổi cơ chế hoạt động không chỉ khám, chữa bệnh đơn thuần mà gồm cả dự phòng để nâng cao năng lực, vai trò của hệ thống. Cụ thể là thí điểm, mở rộng mô hình theo dõi, quản lý, chăm sóc sức khỏe cho cá nhân và hộ gia đình; lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình vào trạm y tế tuyến xã để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe liên tục, gắn kết giữa chăm sóc sức khỏe tại nhà, tại cộng đồng với trạm y tế và bệnh viện, đặc biệt là với các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính.
Tuy nhiên với mô hình “2 trong 1” này, vấn đề đặt ra là nguồn nhân lực. Nếu hệ thống y tế cơ sở hoạt động với mô hình "2 trong 1" thì chắc chắn cần phải có đội ngũ nhân viên y tế không những đủ về số lượng mà còn phải giỏi chuyên môn. Vậy, nguồn nhân lực này sẽ tìm ở đâu? Trong khi trình độ của nhân viên y tế ở hệ thống y tế cơ sở vẫn được đánh giá còn yếu. Người giỏi thì không về công tác tại tuyến y tế cơ sở do mức lương thấp, chỉ 5-6 triệu đồng/tháng, trong khi nếu làm việc cho các bệnh viện tư ở những thành phố lớn, mức lương có thể gấp 4 lần. Như vậy, nhân lực vẫn là câu hỏi khó cho ngành y. Mà câu hỏi này nếu chưa trả lời được thì nâng cao chất của hệ thống y tế cơ sở vẫn nằm… ngoài tầm với của các nhà quản lý.
Trước câu hỏi trên, Bộ Y tế khẳng định phải bảo đảm chế độ đãi ngộ đối với các bác sĩ có chuyên môn tốt công tác ở tuyến y tế cơ sở. Đồng thời, trong giai đoạn 2016-2020, phấn đấu mỗi cán bộ y tế cơ sở được dự ít nhất 1-2 lớp tập huấn; luân chuyển, điều động bác sĩ y tế xã với bệnh viện và ngược lại để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực. Ngoài ra, tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các bệnh viện, trung tâm y tế ở các huyện, trạm y tế xã với tổng kinh phí ước tính hơn 28 nghìn tỷ đồng. Tất cả các giải pháp này phải thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt để đạt hiệu quả.
Xuân Tùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38