Giao mùa xuân - hè, trẻ dễ mắc bệnh, bố mẹ phải làm gì?
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch tay chân miệng | |
Mẹo trị sổ mũi cho bé không cần thuốc | |
Những bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa hè sang thu |
Giao mùa, nhiều trẻ bị mắc sốt virus (Ảnh minh họa) |
Sốt virus
Thời tiết giao mùa mặc dù ấm lên nhưng cũng có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển. Do chưa có thuốc tiêu diệt virus trong cơ thể người nên cách duy nhất để đối phó với bệnh sốt virus là phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Mẹ cần phòng tránh cho bé tiếp xúc nguồn bệnh như không tới chỗ đông người, không tiếp xúc nhiều với người bệnh, rửa tay cho bé trước khi ăn và sau khi bé đi học hoặc đi chơi ở ngoài về.
Các bệnh đường hô hấp
Chú ý giữ ấm cho bé vào sáng sớm và ban đêm. Khi cho bé ra ngoài, ba mẹ cần cho bé mặc đủ ấm, đội mũ, đeo khẩu trang, thậm chí quàng thêm khăn để giữ ấm cổ. Biện pháp này giúp bé không bị nhiễm lạnh. Trên thực tế, thời điểm giao mùa dù trời có nắng nhưng gió vẫn lạnh, bé sẽ dễ bị cảm lạnh, viêm phế quản nếu không được bảo vệ kỹ lưỡng.
Rửa mũi và súc miệng cho bé bằng nước muối sinh lý thường xuyên để đề phòng bụi bẩn, nhiễm khuẩn qua đường hô hấp.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh khi bé bị viêm đường hô hấp vì nếu bệnh do virus sẽ không hiệu quả và còn làm tăng nguy cơ lờn thuốc.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thường bắt đầu vào tháng 2 – 3. Cần phòng bệnh bằng cách phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm, mắc màn khi bé ngủ, dọn sạch các vũng nước đọng trong nhà.
Miền Bắc đang vào mùa dịch thủy đậu (Ảnh minh họa) |
Bệnh tay chân miệng
Cho đến nay, chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.
Thủy đậu
Cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm vắc xin và tiêm một liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 1 - 12 tuổi. Đối tượng từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 - 10 tuần.
Trong khi dịch bệnh có mặt ở khắp nơi thì cách ly với nguồn bệnh là một biện pháp ngăn chặn lây lan. Không nên đưa trẻ đến những nơi có nguồn bệnh hoặc nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện. Hạn chế tối đa đưa trẻ đến những chỗ đông người như bến xe, bến tàu.
Khi trẻ đã bị nhiễm bệnh, bố mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách. Không dùng kháng sinh để điều trị bệnh dịch do virus vì kháng sinh không có tác dụng diệt virus.
Lưu ý: Dù trẻ bị mắc bệnh nào thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Chế độ ăn của trẻ cần đa dạng, tăng cường rau quả giàu vitamin C, A để hỗ trợ hệ miễn dịch.
Theo laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00