Giáo dục - Đào tạo: Đổi mới cần thời gian và lộ trình

Một loạt các chính sách lớn có tầm chiến lược của ngành Giáo dục - Đào tạo (GDĐT) đã được các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ tại phiên họp sáng ngày 16/11.
giao duc dao tao doi moi can thoi gian va lo trinh Băn khoăn đổi mới giáo dục môn Lịch sử sau cú sốc “khai tử”
giao duc dao tao doi moi can thoi gian va lo trinh Tiếp tục triển khai các giải pháp đổi mới giáo dục
giao duc dao tao doi moi can thoi gian va lo trinh 77 triệu USD dành cho dự án đổi mới giáo dục phổ thông

Bao giờ mọi đối tượng đều thạo ngoại ngữ?

Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (gọi tắt là Đề án ngoại ngữ 2020) được phê duyệt năm 2008. Mục tiêu là đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường, để "đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam".

giao duc dao tao doi moi can thoi gian va lo trinh
Để giáo dục- đào tạo là động lực cho phát triển cần nhiều việc phải làm

Đề án có tổng kinh phí gần 9.400 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 2008 - 2010 là 1.000 tỉ đồng, giai đoạn 2011-2015 gần 4.400 tỉ đồng, giai đoạn 2016 -2020 khoảng 4.000 tỉ đồng, nhưng sau 8 năm thực hiện, đến nay nhiều mục tiêu của Đề án chưa đạt được.

Khả năng ngoại ngữ của học sinh nói riêng, người Việt Nam nói chung vẫn chưa được cải thiện nếu chỉ học theo chương trình phổ thông. Chính vì thế, trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) về Đề án ngoại ngữ 2020 có đạt được mục tiêu không, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã thẳng thắn trả lời là không đạt.

Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng cho rằng, muốn yêu cầu học sinh giỏi hơn, trình độ ngoại ngữ tốt hơn thì trình độ, yêu cầu năng lực giáo viên phải cao hơn là đương nhiên.

Tuy nhiên, cần thêm thời gian để nâng trình độ ngoại ngữ của giáo viên.

Theo người đứng đầu ngành GDĐT, việc dạy và học ngoại ngữ là vấn đề lớn, có tính chất lâu dài và liên quan tới nhiều nhóm đối tượng nên sẽ phải có sự điều chỉnh cách thức tiếp cận mục tiêu của đề án lại chứ không đề ra mục tiêu chung chung.

Cụ thể, sẽ không đề ra mục tiêu tới năm 2020 "mọi đối tượng được đào tạo về ngoại ngữ" mà sẽ tập trung vào đổi mới chương trình, đào tạo giáo viên, xã hội hoá, "tạo môi trường động lực chứ không phải chỉ trông chờ vào việc triển khai đề án" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay.

Người đứng đầu ngành Giáo dục cho rằng không phải cứ đặt mục tiêu đến năm 2035 phổ cập tiếng Anh là sẽ đạt được. Đơn cử Singapore, để phổ cập tiếng Anh cho người dân phải mất tới 38 năm. "Không thể ngày một ngày hai xoá mù tiếng Anh mà cần thời gian, nhưng nếu không có quyết tâm, lộ trình và bước đi thì không thể đạt mục tiêu", ông Nhạ khẳng định.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng cho rằng, muốn yêu cầu học sinh giỏi hơn, trình độ ngoại ngữ tốt hơn thì trình độ, yêu cầu, năng lực giáo viên phải cao hơn là đương nhiên. Tuy nhiên, cần thêm thời gian để nâng trình độ ngoại ngữ của giáo viên.

Bộ GDĐT sẽ làm việc với Bộ Nội vụ, điều chỉnh yêu cầu ngoại ngữ giáo viên theo đúng đối tượng để đảm bảo tính khả thi. Giáo viên mới tuyển vào thì tiếng Anh phải đảm bảo ở trình độ cao, và sẽ có lộ trình với các giáo viên còn lại, tránh tình trạng "mua bán chứng chỉ". "Thầy cô không còn nhiều thời gian công tác thì không nên ép. Một khi có lộ trình và đúng nhóm đối tượng thì sẽ khả thi"- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Đổi mới thi cử có vội vã?

Đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắc Nông) và đại biểu Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) đặt câu hỏi liên quan đến đề án đổi mới phương án thi, hình thức thi của kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng giải trình những chất vấn liên quan đến việc phân luồng đào tạo và chất lượng nhân lực sau tốt nghiệp ĐH ra trường còn thất nghiệp nhiều, vấn nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng, hiện tượng dạy thêm học thêm chưa được kiểm soát…

Với tư cách là người đứng đầu ngành GDĐT, Bộ trưởng đã nhận trách nhiệm song theo Bộ trưởng để giải quyết triệt để các vấn đề này cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cấp ngành khác cũng như của toàn xã hội.

Theo các vị đại biểu này, đầu tháng 8/2016, Bộ mới công bố đề án đổi mới phương án thi năm 2017, liệu có vội vàng hay thể hiện sự lúng túng trong tổ chức thi THPT quốc gia 2017? Và có nên xây dựng đề án đổi mới thi cử hay không?...

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, quá trình đổi mới thi cử đã trải qua thời gian dài, trước là thi “ba chung” và mới đây là thi THPT quốc gia. Mỗi kì thi, mỗi phương thức thi đều có nhiều ưu điểm và hạn chế.

Trước năm 2015 chủ yếu thi “ba chung” (cuối tháng 6 thi tốt nghiệp, đầu tháng 7 thi ĐH, CĐ sau đó có 3- 4 cuộc thi về CĐ… ) gây nhiều áp lực lớn cho các thí sinh và tốn kém cho phụ huynh và xã hội nên Chính phủ đã yêu cầu phải đổi mới kì thi theo hướng nhẹ nhàng, đỡ áp lực, đỡ tốn kém...

Vì vậy, từ năm 2015 đến nay, ngành chỉ thực hiện kỳ thi THPT quốc gia (vừa để xét tốt nghiệp, vừa để xét vào ĐH, CĐ). Kỳ thi đổi mới đầu tiên năm 2015 tổ chức khá thành công.

Tuy nhiên, việc rút, nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh vào các trường ĐH hơi rối làm ảnh hưởng đến kì thi. Khắc phục và điểu chỉnh hạn chế trong đăng ký tuyển sinh ĐH năm trước, kỳ thi 2016 tạo điều kiện tối đa cho thí sinh khi có sự điều chỉnh là thí sinh tỉnh nào thi tỉnh đấy.

Sau kì thi, Bộ GDĐT đã rút kinh nghiệm và thấy xã hội đánh giá tốt nhưng vẫn còn hạn chế như chia thành 2 cụm thi (cụm do Sở GDĐT địa phương chủ trì và cụm do các trường ĐH chủ trì). Do đó, năm nay Bộ có cải tiến chỉ có một cụm thi, sử dụng đề thi của Bộ và thực hiện thi trắc nghiệm.

Sắp tới là thi tổ hợp, học gì thi nấy, tập trung lớp 12 rất nhẹ nhàng và đề thi cũng dần hoàn thiện theo. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết thêm, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục có từng bước đi, lộ trình, từng năm, từng bước. Đổi mới thi cử cũng có lộ trình từng năm, có tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng.

“Theo tôi, cũng không có phương án thi nào tuyệt đối mà phải chọn phương án phù hợp nhất”- Bộ trưởng Nhạ chia sẻ. Còn với phương hướng kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ 2017 và các bài thi minh họa, Bộ trưởng Nhạ cho hay, thông thường, phương án thi được công bố sau tết Nguyên đán. Nhưng năm nay, Bộ đã công bố từ tháng 8 năm trước, ngay sau đó có cả 14 đề thi minh họa. Như vậy, không thể nói là vội vã.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng giải trình những chất vấn liên quan đến việc phân luồng đào tạo và chất lượng nhân lực sau tốt nghiệp ĐH ra trường còn thất nghiệp nhiều, vấn nạn bạo lực học đường ngày càng gia tăng, hiện tượng dạy thêm học thêm chưa được kiểm soát…

Với tư cách là người đứng đầu ngành GDĐT, Bộ trưởng đã nhận trách nhiệm song theo Bộ trưởng để giải quyết triệt để các vấn đề này cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cấp ngành khác cũng như của toàn xã hội.

Hữu Thành

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán khi có thông tin phản ánh đề thi giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triệu tập các thành viên có trách nhiệm để kiểm tra, xác minh.
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024  sẽ diễn ra vào ngày 9/11

Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 242/KH-UBND tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 để biểu dương, tôn vinh các em học sinh, sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

(LĐTĐ) Việc tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển nhanh, cũng như nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng ngày càng đa dạng.
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động