Giải “bài toán” thịt lợn xuất khẩu: Tăng cường liên kết chuỗi
Sẽ có test thử nhanh thuốc an thần trên thịt lợn | |
Chuyên gia nói về tác hại khi ăn phải thịt lợn bị tiêm thuốc an thần |
Vì thế, sau khi Hà Lan “bật tín hiệu” cho thịt lợn Việt Nam vào thị trường nước này, nhiều người chăn nuôi đã khấp khởi mừng thầm. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được vấn đề trên theo các chuyên gia kinh tế, đó không phải là vấn đề trong ngày một, ngày hai.
Thông tin tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu thịt lợn diễn ra cuối tuần qua cho hay, năm 2016, Việt Nam xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch đạt gần 12 triệu con lợn (33.000 con/ngày).
Cần tăng cường liên kết theo chuỗi đảm bảo ATTP cho thịt lợn Việt Nam xuất khẩu. |
Năm 2017, mặc dù tình hình xuất khẩu thịt lợn qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc giảm mạnh, nhưng theo đánh giá của các nhà chuyên môn, sản lượng xuất khẩu ước đạt 2,4 triệu con (giảm 80% so với năm 2016). Trong khi đó, tại thị trường trong nước mặc dù tình trạng khủng hoảng thừa thịt lợn đã tạm ổn định, các hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ đã sụt giảm. Tuy nhiên, sản lượng lợn tại các hợp tác xã (HTX) lại tăng mạnh do phải gánh thêm phần các trang trại nhỏ không còn khả năng sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Hòa Mỹ (Ứng Hòa) cho biết, sau đợt khủng hoảng về thịt lợn chỉ có các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm quy mô. Trong khi đó, các HTX lại tăng về quy mô chăn nuôi bởi họ phải gánh thêm phần các trang trại chăn nuôi nhỏ. “Với giá lợn hơi ở mức 26.000 – 29.000 đồng/kg xuất tại trại, nếu tính hết các chi phí chăn nuôi thì HTX vẫn lỗ.
Trong khi đó, để có lãi và tồn tại, HTX phải tự tìm đường xuất khẩu lợn sang Lào, Campuchia, nhưng chủ yếu với hình thức xuất khẩu lợn nhỏ, kèm thức ăn, vật tư…đến khi lớn thì bán tại nước sở tại. Với cách làm này thì chúng tôi không lỗ, nhưng mới giải quyết được 20% lợn tồn đọng, trong khi đó số còn lại vẫn phụ thuộc vào thị trường trong nước”- ông Thanh chia sẻ.
Trước việc nguồn cung thịt lợn vẫn dồi dào và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi do như hiện nay, vấn đề cấp bách được các chuyên gia kinh tế đưa ra là, phải xuất khẩu ra thị trường bên ngoài, thậm chí đối với cả thị trường Trung Quốc nhưng phải bằng con đường chính ngạch, đây mới là con đường để ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Trước vấn đề này, đại diện Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho rằng, hiện có rất nhiều thị trường bày tỏ nhu cầu cần nhập khẩu sản phẩm thịt lợn của Việt Nam như: Philippin, Hà Quốc, EU…Tuy nhiên, họ đều đưa những tiêu chí nhập khẩu khắt khe trong đó, vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP), an toàn vệ sinh dịch bệnh là hết sức quan trọng…
Đề cập đến vấn đề trên, tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu thịt lợn, ông Vũ Mạnh Hùng – Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn (Bình Phước) cho rằng, để sản phẩm thịt lợn của Việt Nam được thị trường quốc tế công nhận, trước hết các doanh nghiệp cần phải tăng cường kết hợp, hợp tác với nhau nhằm tạo ra chuỗi liên kết khép kín. Qua đó, đưa ra thị trường những sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao nhất.
Thách thức với ngành chăn nuôi của Việt Nam là không nhỏ, tuy nhiên cơ hội mở ra cũng rất lớn. Bên cạnh việc hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có những mô hình chăn nuôi áp dụng công nghệ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GlobalGAP (tiêu chuẩn quốc tế - pv) thì các doanh nghiệp trong nước, cần đẩy mạnh việc đầu tư và xây dựng chuỗi giá trị đạt tiêu chuẩn quốc tế của riêng mình.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, ngành chăn nuôi cần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu, từng bước chăn nuôi theo liên kết chuỗi. Đồng thời, cần đánh giá chính xác nhu cầu thị trường các nước nhập khẩu, để có định hướng và chiến lược xuất khẩu phù hợp và hiệu quả.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28