Đưa hoạt động xe thô sơ, xe gắn máy vào quy củ: Khó nhưng cần thiết
Xe mô tô, xe gắn máy sẽ phải dán nhãn năng lượng | |
Có được điều khiển xe trong thời gian cấp biển số xe? | |
Đề xuất cấm xe gắn máy để giải quyết kẹt xe tại TPHCM |
Trong đó, ngoài một số tiêu chí như: Người hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hoá phải hiểu biết Quy tắc giao thông đường bộ; có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp… thì đối tượng này phải mang biển hiệu tại vị trí ngực áo bên trái. Quanh đề xuất này, không ít ý kiến cho rằng cần thiết song để áp dụng vào thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Việc quản lý xe hai bánh vận chuyển hành khách và hàng hóa dẫu không dễ dàng, nhưng cần thiết. Vấn đề trước mắt là cần có lộ trình triển khai phù hợp. Ảnh: Giang Nam |
Nhiều ý kiến trái chiều
Theo ghi nhận của Lao động Thủ đô ngày 22/8, tại nhiều khu vực tập trung đội ngũ chạy xe ôm như: Bệnh viện Bạch Mai; bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình… đối tượng tham gia hoạt động ngành nghề này tương đối đa dạng. Từ công nhân mất việc, sinh viên tranh thủ làm thêm đến người làm thường xuyên, chuyên nghiệp. Qua trao đổi, nhiều người hành nghề xe ôm tỏ ra hết sức bất ngờ khi nghe đến dự thảo quy định đến năm 2021 phải mang biển hiệu do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Anh Đinh Văn Tài (33 tuổi, huyện Ứng Hòa) hoạt động xe ôm tại khu vực bến xe Giáp Bát cho biết, dù chưa nghe nói đến nhiều nhưng nếu dự thảo áp dụng vào thực tế thì cá nhân anh cũng sẽ nghiêm chỉnh chấp hành. Việc này sẽ góp phần “chuyên nghiệp hóa” nghề nghiệp và đảm bảo an toàn cho bản thân hành khách cũng như người làm nghề qua hoạt động khai báo, có biển hiệu.
Tuy nhiên, theo anh Tài nếu có quy định thì việc triển khai cũng ít nhiều gặp khó khăn vì người hành nghề xe ôm tương đối tự do, không phải lúc nào cũng ở cố định một chỗ và không phải lúc nào cũng đi làm nghề. Có khi một năm chỉ làm nghề một vài tháng.
Tỏ ra e ngại vì sẽ thêm các thủ tục đăng ký, anh Nguyễn Hữu Dương (41 tuổi, quận Hoàng Mai) cho biết, với vấn đề như biển hiệu tên, thủ tục từ đăng ký hoặc cấp mới sẽ tốn thêm thời gian và chi phí. Trong khi đó, những người hành nghề xe ôm hoặc chở hàng như anh công việc thường rất vất vả, thời gian chủ yếu là “bám” các cung đường, thu nhập không ổn định.
Ngoài những e ngại này, nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc khai báo hành nghề có thể giúp hành khách an tâm hơn khi đi xe, giúp đảm bảo hàng hóa vận chuyển “đi đến nơi, về đến chốn”… nhưng việc quản lý sẽ khó, bởi xe ôm là những người hành nghề tự do, thay đổi nghề nghiệp thường xuyên, nếu cứ khô cứng trong quản lý sẽ gây ảnh hưởng đến nhóm đối tượng lao động có thu nhập thấp. Hơn nữa, nếu đề xuất được áp dụng trong thực tế thì đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý, xử phạt? Cơ chế quản lý xử phạt cũng cần rõ ràng hơn.
Cần có lộ trình
Theo tìm hiểu, tại Dự thảo “Quy định về quản lý và sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn TP Hà Nội”, ngoài các yêu cầu như: Người hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe thô sơ phải đủ 15 tuổi trở lên, có sức khoẻ bảo đảm điều khiển xe an toàn; hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ… thì những người hành nghề này phải đăng ký với UBND phường, xã, thị trấn để được cấp biển hiệu hoạt động (thẻ hoạt động vận chuyển). Khi điều khiển phương tiện phải mang theo Giấy chứng nhận đăng ký xe và Giấy chứng minh nhân dân. Dự thảo cũng quy định cụ thể điều kiện với người hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe gắn máy, xe môtô hai bánh như: Phải có đủ độ tuổi quy định; có giấy phép lái xe phù hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp; trang bị mũ bảo hiểm bảo đảm tiêu chuẩn… Kể từ ngày 1/1/2021, người hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn thành phố Hà Nội phải mang biển hiệu do cơ quan có thẩm quyền cấp tại vị trí ngực áo bên trái. Nếu nghỉ không hành nghề từ 30 ngày trở lên thì người vận chuyển phải gửi lại phù hiệu cho đơn vị quản lý. Nếu mất phải có công văn báo mất có xác nhận của công an cấp xã, phường, thị trấn và báo cáo cho đơn vị quản lý biết để được hướng dẫn cấp lại biển hiệu. |
Nhìn nhận trên khía cạnh pháp lý, theo ông Nguyễn Ngọc Sinh - Chuyên viên tư vấn luật (Công ty Cổ phần Tư vấn DLS Việt Nam) cho biết, những nỗ lực của Hà Nội trong việc tìm cách giải quyết và quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe 2 bánh là điều đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, để các quy định này có thể đi vào thực tế thì cần có những văn bản bổ sung, có lộ trình thực hiện. Nói cách khác cần thêm sự chuẩn bị kỹ càng về cả công tác quản lý nhà nước và nâng cao nhận thức của những đối tượng chịu tác động của các quy đình này để quá trình thực thi được hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sinh, đề xuất này nếu không được xem xét kỹ lưỡng sẽ dễ dẫn đến tình trạng tạo thêm sự cồng kềnh trong thủ tục hành chính, tăng thêm khối lượng công việc cho các cơ quan quản lý cấp địa phương. “Hiện hầu hết các hãng chuyên về lĩnh vực này như Grap, GoViet… ở khâu tuyển dụng nhân sự đều yêu cầu lái xe phải có lý lịch tư pháp.
Riêng với đội ngũ xe ôm truyền thống, họ thường gồm nhiều nhóm đối tượng với độ tuổi khác nhau, phạm vi hoạt động không cố định, hiểu biết pháp luật còn hạn chế… sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng họ “ngại” ra các đơn vị quản lý hành chính để làm thủ tục. Nếu cứ ép buộc đăng ký cho có lệ, thì sẽ càng làm phức tạp thêm cho công tác quản lý. Khâu kiểm tra, xử lý ra sao cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng hơn…” - Chuyên viên tư vấn luật Nguyễn Ngọc Sinh chia sẻ.
Chung quan điểm, theo TS Trần Hữu Minh - Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, nên sớm xây dựng lộ trình phù hợp. Bởi các quốc gia trong khu vực đều quản lý xe 2 bánh tương đối chặt chẽ, không chỉ dừng lại ở cấp phù hiệu mà còn cấp giấy phép, ngoài ra còn quản lý điểm đỗ, rồi quản lý điều kiện nhận diện thương hiệu, đóng thuế, và các nhận diễn kỹ năng và trình độ của lái xe cũng như thông tin của hành khách, hành khách có thể phản hồi... Tất cả những vấn đề này cần phải được đặt ra xem xét và sớm có giải pháp cụ thể.
Được biết, với ô tô hiện đã có Nghị định 86 đối với quản lý lĩnh vực vận tải bằng ô tô để tạo hành lang pháp lý giám sát. Tuy nhiên, riêng xe 2 bánh thì vẫn chưa có một quy định nào cụ thể. Trong khi đó, xe 2 bánh hiện vẫn là nhóm phương tiện cá nhân được người dân “chuộng” sử dụng, thường xuyên dùng để phục vụ các công việc kinh doanh, vận chuyển.
Điều này nói lên rằng, việc ban hành dự thảo, đề xuất quản lý chặt chẽ hơn nhóm đối tượng hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe gắn máy là cần thiết song để có thể áp dụng trong thực tế, nhận được sự ủng hộ của người dân thì vẫn cần có thêm một lộ trình phù hợp với cách thức thực hiện linh hoạt.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01