Dự báo mới cho năm 2015

 Năm 2014 là năm không dễ dàng đối với nền kinh tế thế giới khi tình hình địa chính trị căng thẳng ở nhiều nơi, các cỗ máy tăng trưởng như Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc vận hành không đạt mong muốn… Tuy nhiên, bước vào năm 2015, đã xuất hiện nhiều dự báo lạc quan hơn về kinh tế thế giới.

Kinh tế toàn cầu sẽ cải thiện rõ rệt hơn

Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới năm 2015 công bố tháng 12/2014, Liên hợp quốc dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục cải thiện trong hai năm 2015 và 2016. Tăng trưởng của kinh tế thế giới theo nhận định của Liên hợp quốc sẽ là 3,1% trong năm 2015 và 3,3% trong năm 2016, sau khi ước tăng khoảng 2,6% trong năm 2014.

Tăng trưởng của kinh tế thế giới theo nhận định của Liên hợp quốc sẽ là 3,1% trong năm 2015 và 3,3% trong năm 2016, sau khi ước tăng khoảng 2,6% trong năm 2014.

Nhiều nguy cơ và bất ổn, trong đó có sự tăng trưởng ì ạch của Eurozone, sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc cùng với dịch Ebola và xung đột ở Ukraine, sẽ gây sức ép lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Kinh tế Mỹ, Anh, khu vực Đông Á và một số nền kinh tế mới nổi sẽ là những điểm tựa vững chắc của nền kinh tế thế giới. Đặc biệt là Mỹ, Liên hợp quốc nhận định nền kinh tế đầu tàu thế giới này sẽ tiếp tục cải thiện trong hai năm 2015 và 2016, với mức tăng 2,8% và 3,1%, sau một thời gian duy trì được nhịp độ tăng trưởng ở mức hàng năm trên 2%.

Nhật Bản sẽ thoát khỏi suy thoái

Sau đợt tăng thuế hồi tháng 4/2014, kinh tế Nhật Bản liên tục đi xuống và chính thức rơi vào suy thoái trong quý III/2014. Diễn biến bất ngờ này đã buộc Thủ tướng Shinzo Abe phải hoãn kế hoạch tăng thuế lần 2 (dự kiến thực hiện vào tháng 10/2015 hoãn đến năm 2017) và yêu cầu các bộ trưởng lên kế hoạch kích thích kinh tế.

Ngày 27/12, chính phủ Nhật Bản đã chính thức thông qua gói kích thích hơn 29 tỷ USD nhằm vực nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Các nhà phân tích nhận định, chính sách nới lỏng tiền tệ từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cùng với gói kích thích kinh tế từ Chính phủ Nhật Bản và giá năng lượng thấp sẽ là những yếu tố đưa nền kinh tế nước này thoát khỏi suy thoái trong năm 2015.

Thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm

Thương mại toàn cầu đã tăng trưởng ổn định khoảng 7% mỗi năm trong vòng 30 năm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007-2009. Sau giai đoạn này, mức tăng đã sụt xuống còn khoảng 5%.

Cuối tháng 9/2014, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tiếp tục báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2015 từ 5,3% xuống mức 4%. Tình trạng tăng trưởng chậm và căng thẳng địa chính trị tiếp diễn (đặc biệt là căng thẳng xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine và các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu và Mỹ đối với Nga) đã gây rủi ro cho cả tổng sản phẩm sản xuất lẫn thương mại toàn cầu từ nửa cuối năm 2014.

Dòng vốn FDI toàn cầu tiếp tục tăng

Theo số liệu của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu trong năm 2014 có thể đã đạt 1.620 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2013. Với năm 2015 và 2016, UNCTAD dự báo, bất chấp những rủi ro trong các nền kinh tế trên toàn thế giới, dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng lên trong các năm tiếp theo, tương ứng là 1.700 tỷ USD và 1.800 tỷ USD.

Theo UNCTAD, đang có những chuyển dịch của dòng vốn FDI cũng như những xu hướng mới trong hợp tác đầu tư toàn cầu. Các nước phát triển sẽ đón nhận phần lớn dòng vốn FDI nêu trên. Trong khi đó, ở những thị trường mới nổi, dòng vốn này có xu hướng giảm do kinh tế phục hồi chậm, các chính sách về tài chính và chính trị chưa ổn định.

USD tiếp tục lên giá

Đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2015 nhờ kỳ vọng vào đà tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Mỹ và Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất.

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2014, USD đã chạm mốc cao nhất trong 2,5 năm so với Euro và tiếp tục tăng giá so với Yên Nhật khi giới đầu tư cho rằng “đồng bạc xanh” sẽ duy trì đà tăng mạnh trong cả năm 2015.

Cụ thể, USD lên 119,79 Yên, tăng gần 14% trong cả năm 2014. Trong khi đó, Euro giao dịch ở 1,209 USD đổi 1 Euro. Đây cũng là lần đầu tiên Euro giảm xuống dưới ngưỡng 1,21 USD kể từ ngày 25/7/2012. Trong cả năm 2014, Euro giảm gần 12% so với USD.

Nhiều khả năng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tăng cường bơm thanh khoản vào thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc cả đồng Euro và đồng Yên sẽ tiếp tục mất giá trong năm 2015. Công ty phân tích dữ liệu công nghiệp toàn cầu (IHS) dự báo, tỷ giá USD/Euro ở mức 1,15-1,2 USD/Euro vào mùa thu năm 2015, còn tỷ giá Yên/USD sẽ giao dịch trong khoảng 120-125 Yên/USD.

Giá hàng hóa thế giới sẽ giảm

Trên thực tế, hầu hết giá hàng hóa tính bằng đồng USD đều giảm kể từ đầu năm 2014. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nguồn cung hàng hóa đang tăng trong khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhất là tại các thị trường mới nổi đang chậm lại. Nhiều loại hàng hóa vì thế có xu hướng giảm giá.

Giá dầu thô bắt đầu giảm từ giữa tháng 6/2014 và được dự đoán tiếp tục giảm trong năm 2015. Chỉ số kim loại công nghiệp được WB dự đoán tăng nhẹ trong năm 2015. Tuy nhiên, giá vàng sẽ tiếp tục ở mức thấp, 1.240 USD/ounce.

Cùng chung quan điểm với WB, hãng nghiên cứu thị trường IHS cho rằng, giá hàng hoá thế giới sẽ giảm 10% trong năm 2005.

Theo Tạp chí Tài chính và Đầu tư 

 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Báo Hànộimới phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

(LĐTĐ) Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục về các tội "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7 tháng 11 cho các đảng viên lão thành cách mạng nhân dịp kỷ niệm 107 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024).
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.

Tin khác

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 425,2 nghìn tỷ đồng, vượt 4,1% so với dự toán cả năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (31/10), song hành với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng lên mức 90 triệu đồng/lượng.
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Tổng cục Thuế đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo, người nộp thuế khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Đặc biệt không cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng không rõ danh tính.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

(LĐTĐ) Một loạt chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán và loạt thông tư quy định về mức lãi suất của tổ chức, cá nhân... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 28/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng nhẫn tăng cao.
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

(LĐTĐ) Tài chính toàn diện cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tiến tới mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ngành Ngân hàng luôn trăn trở việc làm thế nào để hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa có sự hiểu biết về tài chính và có thể tiếp cận tài chính một cách bình đẳng.
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

(LĐTĐ) Sự bùng nổ các giải pháp tài chính công nghệ trong tài chính số đã tác động đáng kể đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, làm gia tăng cơ hội mở rộng tiếp cận tài cho người dân, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên đi cùng với đó là những rủi ro, cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ tạo ra cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh mà còn mang đến những thách thức mới trong công tác quản lý thuế.
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

(LĐTĐ) Có thể thấy, việc triển khai chính sách tài khóa mở rộng trong một thời gian khá dài từ 2020 - 2024 một mặt đã có tác động tích cực giúp nền kinh tế phục hồi và bước vào quỹ đạo trăng trưởng cao, mặt khác cũng khiến chúng ta đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát. Vì vậy, chính sách tài khóa trong năm tới dự kiến sẽ cơ bản chuyển về trạng thái bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động