Doanh nghiệp phải liên kết để giảm phụ thuộc vào nhà phân phối nước ngoài
Nhiều siêu thị, cửa hàng vi phạm ATTP bị xử phạt | |
Siêu thị Nguyễn Kim bị mất trộm 800 triệu đồng |
Phụ phí siêu thị ngoại quá cao?
Theo nhiều doanh nghiệp sản xuất thì các sản phẩm của họ làm ra, nếu muốn đưa được vào một số hệ thống siêu thị phải trải qua rất nhiều quy trình phức tạp. Từ không chỉ là khâu sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, đúng tiểu chuẩn, mà còn phải trải qua rất nhiều chi phí phụ và rườm rà khác như phí maketting, thưởng doanh số, mở mã, quầy kệ, trưng bày, khuyến mãi…
Ngoài chi phí cố định như mặt bằng, kho bãi, sản phẩm vào siêu thị còn phải chịu thêm nhiều chi phí phụ khác. |
Với nhiều loại phụ phí ngoài như thế này, nếu nguồn tài chính không đủ mạnh, chắc chắn họ sẽ bị bật bãi khỏi hệ thống.
Là một trong những doanh nghiệp từng có sản phẩm bày bán tại một hệ thống siêu thị nổi tiếng của Việt Nam như Metro và một số siêu thị khác, nhưng chỉ xuất hiện một thời gian ngắn, sản phẩm của Cty Cổ phần thực phẩm Long Bình (Hải Hậu - Nam Định) đã không thể trụ vững.
Hiện tại, tổng mức chiết khấu hàng hóa vào siêu thị Việt Nam chỉ chiếm 10%, nhưng đối với các hệ thống phân phối của các nhà bán lẻ nước ngoài thì mức dao động là từ 10 - 30%. Ngoài ra, tại các hệ thống này, ngoài mức chiết khấu các nhà phân phối còn thực hiện hàng loạt các chương trình khuyến mãi, mở điểm bán mới và yêu cầu doanh nghiệp hỗ trợ bằng cách giảm giá khuyến mãi từ 15 - 30%, thời gian 10 - 30 ngày, một năm thực hiện từ 1-3 lần. Liên tục rơi vào vòng xoáy chiết khấu, lợi nhuận, chi phí phụ khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh tiến cũng không được mà lùi cũng chẳng xong. |
Ông Đào Xuân Khánh - Giám đốc Cty cho hay, sở dĩ sản phẩm của đơn vị không trụ nổi tại siêu thị này, một phần là do sức cạnh tranh quá mạnh của những thương hiệu cùng loại, mặt khác là bởi hàng loạt các chi phí phụ.
“Trước đây, mặt hàng nghêu sạch của chúng tôi từng có mặt tại một số hệ thống siêu thị, nhưng chỉ tồn tại được một thời gian vì giá thuê quá cao, trong khi đó, doanh thu khiêm tốn. Bên cạnh đó, hàng vào siêu thị còn phát sinh hàng loạt chi phí phụ như chiết khấu, phí lót tay cho nhân viên kho bãi, bảo quản, nhân viên bộ phận mở mã, chi phí khuyến mãi…quá nhiều chi phí rườm rà, phức tạp, nên chúng tôi quyết định dừng hợp tác khi hết hợp đồng” – ông Khánh cho hay.
Trước những ám ảnh về “hàng rào” chi phí, chiết khấu quá cao, tại Hội thảo về Giải pháp cho thị trường bán lẻ hàng Việt phát triển bền vững, một lần nữa vấn đề chiết khấu lại được các doanh nghiệp đề cập đến và rất nhiều doanh nghiệp đều đồng tính cho rằng, phụ phí đang “đè” doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp khó phát triển.
Đại diện cho các doanh nghiệp bày tỏ sự bức xúc trước cách hành xử vô lý, tăng chiết khấu bất thường của một số hệ thống siêu thị hiện đại, đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bà Lê Thị Thanh Lâm – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Food - cho rằng: Hiện tại, tổng mức chiết khấu hàng hóa vào siêu thị Việt Nam chỉ chiếm 10%, nhưng đối với các hệ thống phân phối của các nhà bán lẻ nước ngoài thì mức dao động là từ 10 - 30%.
Ngoài ra, tại các hệ thống này, ngoài mức chiết khấu các nhà phân phối còn thực hiện, hàng loạt các chương trình khuyến mãi, mở điểm bán mới và yêu cầu doanh nghiệp hỗ trợ bằng cách giảm giá khuyến mãi từ 15 - 30%, thời gian 10 - 30 ngày, mỗi năm thực hiện từ 1-3 lần. Việc liên tục rơi vào vòng xoáy chiết khấu, lợi nhuận, chi phí phụ khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh tiến không được mà lùi cũng chẳng xong.
Muốn cùng thắng, doanh nghiệp nội phải liên kết
Trước động thái muốn tăng lãi suất chiết khấu đối với sản phẩm tươi sống, tại một số hệ thống bán lẻ của nước ngoài ở Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp Việt cho rằng, đây là một trong những động thái nhằm hạn chế sự có mặt của doanh nghiệp trong nước đối với hệ thống bán lẻ của nước ngoài.
Ngay sau khi thông tin trên được phản ánh, một hệ thống bán lẻ của Việt Nam thuộc tập đoàn VinGroup liền “xuất chiêu”, khi tuyên bố giảm chiết khấu xuống 0% cho các sản phẩm tươi sống trong nước.
Động thái trên lập tức nhận được rất nhiều phản ứng tích cực từ doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, từ vấn đề chiết khấu, lợi nhuận... của các hệ thống bán lẻ trên, nhiều người bỗng giật mình bởi, một sản phẩm đến với người tiêu dùng hiện đang phải gánh quá nhiều phụ phí.
“Khe cửa” để sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước có thể vào được siêu thị, hệ thống bán lẻ hiện đại của nước ngoài ngày càng trở nên hẹp hơn.
Nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào các nhà phân phối nước ngoài, cũng như bảo vệ thương hiệu trước sự canh tranh khốc liệt của thị trường, chuyên gia kinh tế Đặng Đình Tiền cho rằng, trước hết, các nhà sản xuất cần đầu tư hơn nữa chuỗi dây chuyền sản xuất hiện đại, chất lượng, đồng thời phải tạo sự liên kết giữa các nhà sản xuất với nhau.
Ngoài ra, cần mở rộng mạng lưới, kênh phân phối, khi có tiềm lực kinh tế mạnh thì phải tạo ra kênh phân phối riêng, sản phẩm riêng và VinGroup là một ví dụ điển hình. “Chiếc áo mà các doanh nghiệp vẫn mặc vốn đã quá chật chội khi bị lệ thuộc vào hệ thống bán lẻ.
Vì thế, khi chủ động được sản phẩm, thương hiệu, kênh phân phối, thì nhà sản xuất nên liên kết với nhau lại, tạo ra một kênh phân phối riêng. Như vậy, sẽ giảm được các khoản chi phí phụ, giảm được các loại thuế, phí và tăng tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại” – ông Tiền cho hay.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cuối năm lại “nóng” chuyện pháo lậu
Gia tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong vì kháng thuốc
Sông Đáy thuở xưa
Khói bếp chiều đông
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Công an thành phố Hà Nội: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ số hóa hồ sơ
Giá vàng hôm nay 26/11: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt giảm
Tin khác
“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư để phát triển kinh tế bền vững
Tài chính 25/11/2024 14:20
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Tài chính 24/11/2024 06:17
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12