Điểm sáng thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Việt Nam
Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Hàn Quốc | |
Năm giải pháp kiểm soát nhập siêu, đẩy mạnh xuất khẩu |
Rau quả Việt thâm nhập mạnh mẽ vào các thị trường khó tính
Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 19,33 tỷ USD, chiếm 12,55% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 18,9% so với cùng kỳ. Trong đó, các mặt hàng rau quả, gạo, hạt điều, thủy sản…tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng trên 20%.
Theo đó, rau quả là mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm nông, thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,67 tỷ USD, tăng 45,6% so với cùng kỳ. Đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này là do quá trình hội nhập khu vực ASEAN của Việt Nam và của ASEAN với các quốc gia khác.
Đến nay, hoa quả Việt Nam đã thâm nhập được vào nhiều thị trường có yêu cầu chất lượng cao như Hoa Kỳ (đã cho phép nhập khẩu thanh long ruột trắng, ruột đỏ, chôm chôm, nhãn, vải); Nhật Bản (thanh long ruột trắng, ruột đỏ, xoài), Hàn Quốc (thanh long ruột trắng, ruột đỏ, xoài), New Zealand (xoài, thanh long ruột trắng và đỏ), Úc (vải, xoài),…
Một nhóm hàng cũng có kim ngạch xuất khẩu khá ấn tượng là gạo. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo ước đạt 3,8 triệu tấn với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 2,03 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ 2016.
Hoa quả của Việt Nam đã thâm nhập vào nhiều thị trường khó tính. Ảnh minh họa |
Xuất khẩu gạo tăng so với cùng kỳ năm 2016 cả về số lượng và trị giá nhờ sự tăng trưởng xuất khẩu tại các thị trường Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Bangladesh, theo cả hợp đồng tập trung và hợp đồng thương mại và cả sự tăng trưởng ở các khu vực thị trường mới, còn nhiều tiềm năng.
Tại thị trường Malaysia, đã ký được các hợp đồng tập trung với tổng khối lượng 150 nghìn tấn; tại thị trường Bangladesh ký được các hợp đồng tập trung với tổng khối lượng là 250 nghìn tấn; tại thị trường Philippines, 4 thương nhân Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 175 nghìn tấn gạo.
Giá gạo xuất khẩu tăng trong các tháng gần đây và duy trì ở mức cao đã góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa với mức giá cao, có lợi cho người nông dân sản xuất lúa. Thời điểm ngày 01/6/2017, giá gạo 5% tấm là 370-380 USD/tấn và gạo 25% tấm là 340-350 USD/tấn. Có thời điểm trong tháng 7, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã đạt mức 405-415 USD/tấn và gạo 25% là 380-390 USD/tấn.
Thời điểm 25/8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu là 380-390 USD/tấn và và gạo 25% tấm là 360-370 USD/tấn (vẫn cao hơn thời điểm đầu tháng 6 từ 10-20 USD/tấn).
Cơ cấu gạo xuất khẩu tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực. Xuất khẩu giảm mạnh ở phân khúc gạo cấp trung bình và cấp thấp; tăng mạnh ở dòng gạo cao cấp, các loại gạo chất lượng cao, giá trị cao (gạo nếp, japonica, gạo lứt), phù hợp với định hướng phát triển thị trường xuất khẩu.
Đối với mặt hàng máy tính, linh kiện điện tử và điện thoại, linh kiện điện thoại: Đây là nhóm mặt hàng duy trì tăng trưởng ổn định từ năm 2011 đến nay, đóng góp cao vào kim ngạch xuất khẩu. Trong 9 tháng đầu năm, nhóm mặt hàng máy tính, linh kiện điện tử và điện thoại, linh kiện điện thoại là hai mặt hàng có đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu với tổng kim ngạch ước đạt 49,45 tỷ USD).
Theo dự kiến của Bộ Công Thương, trong những tháng cuối năm, xuất khẩu mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn có khả năng tăng trưởng do dự án Samsung Display (mới được tăng vốn đầu tư trong những tháng đầu năm 2017), đã có sản phẩm xuất khẩu ngay từ những tháng cuối năm 2017.
Châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất
Liên quan đến thị trường nhập khẩu, theo Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 154,48 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ.
Theo đó, nhóm hàng cần nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2017 ước khoảng 138 tỷ USD, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch nhập khẩu với 89,33%, tăng 24,3% so với cùng kỳ.
Nhóm hàng cần kiểm soát, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 9,04 tỷ USD, chiếm 5,82% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 9,3% so với cùng kỳ. Trong đó, đáng lo ngại là nhập khẩu rau quả tăng tới 80,5%, phế liệu sắt thép tăng 55,7%.
Tuy nhiên, mặt hàng ô tô nguyên chiến dưới 9 chỗ đã giảm dần qua các tháng gần đây sau thời kỳ tăng bùng nổ vào các tháng đầu năm. Trong 9 tháng đầu năm chỉ tăng 12% so với cùng kỳ.
Về thị trường nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, thị trường Châu Á vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cao nhất (tương ứng là 80,16% và 23,1%); Tiếp theo là thị trường châu Âu.
Đối với các quốc gia có kim ngạch nhập khẩu lớn, Hàn Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất (kim ngạch ước đạt 34 tỷ USD, tăng 46,5%), tiếp theo là Trung Quốc ; Hoa Kỳ; Thái Lan...
Theo Yến Nhi/ vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Xúc tiến đầu tư, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan
Thị trường 24/12/2024 16:42
Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh
Thị trường 24/12/2024 11:38
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Thị trường 24/12/2024 08:47
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18