Dệt may Việt Nam: Đón đầu vốn trên thị trường chứng khoán
Dệt may là ngành được lợi từ việc tham gia hiệp định TPP | |
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang "cực kỳ hấp dẫn" |
Mới đây, thông tin về việc rất nhiều doanh nghiệp dệt may đang rục rịch đưa thương hiệu của mình lên sàn chứng khoán, được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra tại hội thảo “TTCK cuối năm 2015 và cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành dệt may”, cho thấy tín hiệu đáng mừng. Trong đó có các thương hiệu lớn trong nước như: May 10, Nhà Bè, Đức Giang, Việt Tiến… Theo chia sẻ của ông Giang, ngành dệt may có sự tăng trưởng mạnh sau khi Việt Nam gia nhập WTO, với tốc độ tăng trưởng 17 - 18%/năm, dự kiến tốc độ tăng trưởng của ngành này khi TPP có hiệu lực là 25%/năm. Vì thế, không phải chờ đến tận bây giờ, mà trước đây trên hai sàn chứng khoán lớn là Hà Nội và TP. HCM cũng đã có sự tham gia của gần 10 danh nghiệp dệt may tham gia niêm yết như: KMR, STR, GIL… Gần đây nhất là Cty dệt may G.Home cũng chính thức lên sàn với mã chứng khoán G20.
Ngành dệt may đón đầu thu hút vốn trước Hiệp định TPP bằng việc đưa thương hiệu lên sàn chứng khoán |
Cũng theo đánh giá của ông Giang, việc các doanh nghiệp “đua nhau” lên sàn trong thời gian gần đây là một tín hiệu mừng và nguyên nhân được lý giải là do nhu cầu cần vốn phát triển của các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là để đón đầu các hiệp định thương mại, nhất là TPP. Tuy nhiên so với tình hình, quy mô thực tế đây vẫn là một trong những con số rất nhỏ.
Khi tham gia vào TPP, ngành dệt may sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi, đặc biệt là thuế suất đối với ngành dệt may trong nước sẽ được giảm về con số 0% tại một số thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Canada, một số nước thuộc Liên minh châu Âu (Eu)… Bên cạnh đó, yêu cầu về nguồn nguyên liệu cũng sẽ chặt chẽ hơn, đòi hỏi các nhà sản xuất phải phát triển toàn diện và tạo ra chuỗi cung ứng nội địa mạnh mẽ.
Trao đổi với báo LĐTĐ, bà Nguyễn Thùy Hương, Giám đốc Cty may xuất khẩu Hưng Thịnh (Phú Nghĩa, Chương Mỹ) cho biết, mục tiêu của doanh nghiệp khi lên sàn chứng khoán là mong muốn thương hiệu của mình trở thành cái tên hàng đầu trong ngành, thông qua đó sẽ huy động được nhiều vốn hơn để đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu, đặc biệt là bông. Hiện tại, Cty cũng đã đầu tư một nhà máy chế biến bông ở phía Nam, dự tính đầu năm 2016, Cty sẽ đầu tư xây dựng thêm một nhà máy chế biến vải không dệt tại Phú Thọ...
Đánh giá về sự dịch chuyển, đi trước, đón đầu của ngành dệt may nhằm thu hút vốn, đầu tư từ thị trường chứng khoán bằng việc đưa thương hiệu lên sàn, chuyên gia kinh tế, Đặng Phi Sơn, Trung tâm nghiên cứu kinh tế BNA, cho rằng, các nhà đầu tư trong ngành dệt may đang có xu hướng chuyển dịch vốn ra khỏi thị trường Trung Quốc, chuyển dần nguồn vốn đầu tư sang khu vực Asean, bởi thế cơ hội để ngành này phát triển là rất lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam không vì thế mà chủ quan, cần phải tiếp tục chủ động đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt đẩy mạnh việc tiêu thụ và sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt là nguyên liệu từ Trung Quốc.
Việc các doanh nghiệp Việt đi trước, đón đầu trước khi TPP có hiệu lực là một bước đi không mới. Tuy nhiên, những thách thức không nhỏ đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam, đó là chiến lược đầu tư quy mô dài hạn và là mục tiêu mà ngành dệt may đặt ra trong giai đoạn 2018 – 2040, khi đó Việt Nam sẽ là một công xưởng dệt may của khu vực, có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới và chỉ đứng sau Trung Quốc.
Trên thực tế, khi chưa có Hiệp định TPP, ngành dệt may cũng đã thu hút rất mạnh các dòng vốn, đầu tư từ nước ngoài. Chính sự đầu tư này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước hoàn thành chuỗi cung ứng dệt may, tăng tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Vũ Đức Giang, tham gia vào TPP doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ phải đối diện với ba thách thức lớn đó là: chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, chưa chủ động nguồn nguyên liệu, chưa gắn sự phát triển ngành nghề với bảo vệ môi trường.
Riêng đối với nguồn nguyên liệu trong nước, mặc dù một vài năm gần đây ngành dệt may đã được quan tâm, đầu tư rất nhiều nhằm khắc phục vấn đề này, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm trong nước vẫn chỉ đạt xấp xỉ 50%, mục tiêu trong 3 năm tới sẽ phấn đấu đạt 70% tỉ lệ nội địa hóa. Để có thể cạnh tranh được với hàng dệt may nước ngoài, cũng như có thể nhận được sự ưu đãi tối đa khi thuế suất về 0%, thì buộc các doanh nghiệp trong nước phải đẩy nhanh hơn nữa việc đầu tư các vùng trọng điểm nguyên liệu trong nước, tạo chuỗi liên kết sản phẩm thu hút vốn, đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55