Đến năm 2020, Việt Nam sẽ có gần 200.000 ca ung thư mắc mới
Góc nhìn mới về nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư quái ác | |
Việt Nam nằm trong top 2 thế giới về ung thư | |
Điều gì khiến lượng người trẻ tuổi mắc ung thư ngày một tăng? |
Ung thư khiến cho những người phụ nữ này kiệt quệ về sức lực và tài chính.Ảnh: Thùy Linh |
Chi phí điều trị ung thư quá lớn
Đó là một thực trạng không tránh khỏi đối với hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh ung thư. Đối với các bệnh nhân được BHYT chi trả, chi phí đi lại, ăn uống, thuốc men cũng đủ trở thành gánh nặng do thời gian điều trị ung thư kéo dài, thuốc men đắt đỏ. Và ung thư đã khiến cho không ít người lâm vào cảnh “nghèo hóa” vì chưa kịp/không mua BHYT.
Bà Nguyễn Thị D (Phúc Thọ, Hà Nội, đang chăm sóc chồng ở Bệnh viện K cơ sở Tân Triều) cho biết: Hàng trăm triệu đã không cánh mà bay khi chồng bà mắc bệnh ung thư gan. Chủ quan không mua BHYT, mọi chi phí gia đình phải tự chi trả nên bắt buộc phải bán một số tài sản có giá trị và vay tiền bạn bè, người thân. Bản thân bà và nhiều bệnh nhân khác phải ngủ hành lang, hoặc gầm cầu thang của bệnh viện để chăm sóc chồng, vì mỗi đợt điều trị kéo dài hàng chục ngày, nếu thuê nhà trọ thì rất tốn kém.
Rất nhiều gia đình khác đã lâm vào cảnh nợ nần, kiệt quệ về kinh tế khi một thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư. Chi phí điều trị từng loại ung thư đều ở mức cao. Khi nói về gánh nặng chi phí điều trị ung thư, PGS-TS Trần Thanh Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu ung thư, Bệnh viện K - cho biết: “Chi phí trực tiếp của đợt điều trị hiện tại của tất cả người bệnh trong một nghiên cứu chỉ rõ, chi phí từ hộ gia đình chiếm đến 48%; chi phí từ Chính phủ 27%, còn chi phí từ bảo hiểm y tế chỉ chiếm 25%.
Trong khi đó, chỉ có 61,3% số bệnh nhân tham gia nghiên cứu có BHYT nhà nước, 13,8% số bệnh nhân có BH cá nhân, 2,8% số bệnh nhân có BH LĐXH, 22,9% số bệnh nhân không có bảo hiểm. Kể từ khi phát bệnh, gia đình bệnh nhân phải vay mượn bạn bè hay người thân (63,5%); sử dụng tiền tiết kiệm mà lẽ ra được dùng vào việc khác (27,2%); vay ngân hàng hay các tổ chức khác (19,9%); bán đi tài sản hoặc phương tiện vận chuyển (13,7%)… chỉ vì cần tiền để trang trải cho việc điều trị ung thư”.
Con số 22,9% số bệnh nhân không có bảo hiểm không phải là các bệnh nhân nghèo do hầu hết hộ nghèo, cận nghèo đều được BHYT chi trả cho các chi phí y tế. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân này đã nhanh chóng bị “nghèo hóa” vì chi phí điều trị ung thư rất tốn kém.
“Trong số những việc đã từng làm trong 12 tháng khi cần tiền cho sinh hoạt phí, có đến 66,72% số bệnh nhân phải đi vay tiền, 22,19% phải bán đi tài sản của mình để trang trải chi phí trong quá trình điều trị ung thư” - bà Hương cho biết.
Theo PGS Thanh Hương, sau 12 tháng điều trị, 228 bệnh nhân trên 558 bệnh nhân ban đầu không có vấn đề về kinh tế có đủ dữ liệu và còn sống thì có đến 41% số bệnh nhân xuất hiện khó khăn về kinh tế; 24,4% số bệnh nhân phải đi vay tiền; 14,87% số bệnh nhân phải dùng tiền tiết kiệm mà trước đó được dành để làm việc khác để chữa ung thư, số còn lại đều phải yêu cầu hỗ trợ tài chính từ bạn bè, gia đình hoặc bán đi tài sản, thậm chí chuyển nhà để có tiền chữa bệnh”.
Việc bệnh nhân không thể mua thuốc; chi phí xét nghiệm hoặc tư vấn y tế; không thể thanh toán hóa đơn tiền ga; không thể thanh toán chi phí đi lại, ăn uống, thậm chí cả tiền học phí cho con… là những khó khăn về kinh tế mới xuất hiện sau 12 tháng mà các bệnh nhân ung thư gặp phải. Đây là một nỗi lo lắng không chỉ của các gia đình có bệnh nhân ung thư, mà còn của cả xã hội.
Theo đánh giá, gánh nặng kinh tế của 6 bệnh ung thư tại Việt Nam năm 2012, tổng gánh nặng kinh tế trực tiếp gây ra do 6 loại bệnh ung thư là 25.789 tỉ đồng, chiếm 0,22% tổng GDP.
Ung thư - vì đâu nên nỗi?
GT-TS Nguyễn Bá Đức - Phó Chủ tịch Hội Ung thư VN - cho rằng, nguyên nhân làm tăng tỉ lệ ung thư hiện nay gồm ô nhiễm các chất độc hại, thuốc trừ sâu trong quá trình sản xuất nông sản thực phẩm, hóa chất bảo quản, rồi quá trình chế biến sử dụng thực phẩm cháy, thực phẩm hun khói, hay việc người dân ăn uống thiếu khoa học, ít rau xanh, hoa quả…
Tại một cuộc hội thảo mới đây do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phối hợp với Viện Nghiên cứu ung thư tổ chức, TS Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - cho biết, 75.000 người Việt Nam chết do ung thư mỗi năm, 200 người chết mỗi ngày. Một kết quả điều tra của Bộ Y tế cho thấy, Việt Nam có khoảng 77,3% số nam giới và 11% số nữ giới sử dụng rượu bia. Trong đó, có 44,2% số nam giới và 1,2% số nữ giới uống ở mức nguy hại. Mà ethanol trong rượu bia là chất gây ung thư đối với người.
“Rượu bia là chất gây ra các bệnh ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Những người uống càng nhiều thì nguy cơ ung thư càng tăng. Sự phát triển ung thư thường xuất hiện sau khi bắt đầu uống từ 2 năm trở đi, thậm chí ngay cả sau khi đã cai rượu” - ông Bắc nhấn mạnh.
Còn PGS-TS Trần Thanh Hương - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu ung thư - cho hay, mỗi năm ước tính Việt Nam có 100.000-150.000 trường hợp mới mắc và khoảng 75.000 trường hợp tử vong do ung thư. Đến năm 2020, dự kiến Việt Nam sẽ có gần 200.000 ca ung thư mắc mới. Có nhiều nhóm gây ra các bệnh ung thư, trong đó, có nhóm tác nhân liên quan tới ăn uống, uống rượu, bia, chế độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm là một nhóm được đặc biệt lưu ý.
“Khi rượu vào cơ thể chuyển hóa thành acetaldehyde, một chất gây ung thư. Việc uống rượu sẽ làm tăng acetaldehyde trong nước bọt, làm tổn thương gene ở các tế bào niêm mạc miệng, họng, thực quản và đường hô hấp trên. Rượu còn làm tăng khả năng hấp thu các chất gây ung thư, kích thích cơ thể sinh ra các phân tử hoạt tính cao, gây tổn thương gene tế bào dẫn đến ung thư…” - PGS-TS Trần Thanh Hương khuyến cáo.
Từ ngày 26.4 đến ngày 28.4 sẽ diễn ra Hội thảo Ung thư vú Việt - Pháp tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (Hà Nội). Đây là cuộc hội thảo chuyên ngành lớn, cập nhật tình hình bệnh ung thư vú và phương pháp điều trị bệnh ung thư tiên tiến trên thế giới hiện nay. |
Theo T.L/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00