Việt Nam nằm trong top 2 thế giới về ung thư
Nghiện thuốc lá, nguy cơ đột quỵ cao | |
Mexico báo động trẻ sơ sinh nhiễm ký sinh trùng gây não úng thủy | |
Ung thư phổi đang có xu hướng trẻ hóa |
Tại Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư diễn ra sáng 6/10 tại Hà Nội, GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho biết, tỉ lệ mắc ung thư tăng không riêng gì ở Việt Nam mà đều có xu hướng gia tăng ở phần lớn các nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, thống kê cho thấy các ca mắc ung thư ngày càng có xu hướng tăng lên. Từ con số 68.000 ca mắc ung thư năm năm 2000 đã tăng lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020.
Một ca phẫu thuật cắt ung thư đại tràng cho bệnh nhân. |
Với riêng ung thư phổi, tỉ lệ mắc cũng tăng lên. Ví dụ ung thư phổi năm 2000 là 29,3/100.000 sau 10 năm tăng lên tới 35,1/100.000 dân. Tương tự các bệnh ung thư đại trực tràng, năm 2000 tỉ lệ mắc 11,4/100.000 đến 2020 tăng vọt lên 19/100.000. Các loại ung thư tuyến tiền liệt, thực quản… đều có xu hướng tăng nhanh ở nam giới.
GS Hùng cho biết, ung thư phổi ở đàn ông Việt chỉ tương đương các nước trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc. Tuy nhiên, ung thư phổi ở nữ đáng báo động, bằng gần 2/5 nam giới do hút thuốc lá bị động.
PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K Trung ương cũng bày tỏ đặc biệt lo ngại về căn bệnh ung thư phổi. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc ung thư phổi ở nam giới xếp top đầu do nhiều người hút thuốc lá với 85% ca bệnh liên quan đến thuốc lá. Trong khi ở Mỹ, ung thư phổi xếp thứ 10.
Với số này, Việt Nam lọt vào 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư, với vị trí là 78/172 quốc gia.
Theo TS Thuấn, việc phát hiện ung thư khi ở giai đoạn muộn là một trong những lý do chủ yếu khiến tỉ lệ tử vong do căn bệnh này ở Việt Nam tăng cao.
Nghiên cứu của viện K Trung ương cho thấy có đến 71,4% bệnh nhân ung thư đến viện khi đã ở giai đoạn 3 trở lên. Đây là lý do lý giải vì sao số ca tử vong do ung thư của Việt Nam cao hơn các nước. Bởi ung thư khi đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị khó khăn, tốn kém và giảm hẳn hiệu quả.
“Có nhiều loại ung thư phổ biến nhưng tỉ lệ phát hiện sớm cũng rất thấp. Như với ung thư vú có tỉ lệ phát hiện sớm nhiều nhất, với 50% ca bệnh ở giai đoạn sớm. Các bệnh còn lại, như ung thư đại trực tràng khoảng 32% phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung phát hiện sớm khoảng 46% ca bệnh… Một số ung thư tỉ lệ phát hiện muộn như ung thư gan chiếm tới 87,8%, ung thư dạ dày 86,9%, phế quản phổi 84,3%, vòm họng 80%, thực quản 71%, tuyến giáp gần 70%”, TS Thuấn dẫn chứng.
Vì thế, dù những kỹ thuật điều trị ung thư tại Việt Nam không thua kém gì các nước nhưng tỉ lệ chữa khỏi vẫn thấp. TS Thuấn cho biết, ở nước ta, tỉ lệ chữa khỏi ung thư (sống trên 5 năm) ở nam giới đạt 33%, ở nữ khoảng 40%, trong khi nhiều nước phát triển con số này đã lên tới 70-80%”.
“Ung thư không phải là dấu chấm hết, nhưng với điều kiện là phát hiện sớm để vừa chữa khỏi, vừa giảm chi phí. Vì thế, khuyến khích người dân có chế độ ăn uống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ ung thư và được chữa trị. Con số 70 – 80% bệnh nhân ung thư ở các nước được chữa khỏi cho thấy, nếu phát hiện sớm, ung thư sẽ không là cửa tử”, GS Hùng nói.
Thống kê tại Việt Nam năm 2012 cho thấy tổng gánh nặng kinh tế của 6 bệnh ung thư là 25.789 tỷ, chiếm 0,22% GDP năm này. Cụ thể, ung thư vú “ngốn” hết hơn 9.000 tỷ, ung thư đại trực tràng tiêu tốn 8573 tỷ, ung thư dạ dày là 5667 tỷ. Tiếp đến là các loại ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ưng thư khoang miệng… với tổng chi phí cho 6 căn bệnh này lên đến 25.789 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38