Đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm hành chính

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi) đang được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm khắc phục tối đa những hạn chế, bất cập của luật hiện hành, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công tác đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm hành chính trong thời gian tới.
de xuat tang muc xu phat vi pham hanh chinh Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
de xuat tang muc xu phat vi pham hanh chinh Xử lý 20.821 trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị

Đáng quan tâm, về lập biên bản vi phạm hành chính và thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ ràng hơn thời hạn, địa điểm lập biên bản vi phạm, bổ sung việc lập, gửi biên bản vi phạm hành chính bằng phương thức điện tử; tăng thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, bỏ quy định về thủ tục gia hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Dự thảo Luật cũng sửa đổi theo hướng tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực và bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của 6 lĩnh vực.

de xuat tang muc xu phat vi pham hanh chinh
Dự thảo đề xuất quy định rõ hơn thời hạn, địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính. (Ảnh: H.P)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013. Sau 06 năm triển khai thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập lớn, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác có liên quan và phù hợp với tình hình thực tiễn. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung nội dung của 52/142 điều, sửa kỹ thuật 12/142 điều, bổ sung mới 02 điều, bãi bỏ nội dung liên quan đến 05 điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Dự thảo Luật có bố cục gồm 04 Điều, cụ thể, Điều 1 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Điều 2 quy định về việc bổ sung, thay thế, bỏ một số từ, cụm từ tại một số điều, khoản, điểm của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Điều 3 quy định về việc bãi bỏ một số điều, khoản của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 4 quy định về hiệu lực thi hành.

Một số nội dung lớn sửa đổi lần này được Chính phủ trình là tăng mức phạt tối đa trong một số lĩnh vực và bổ sung mức phạt tối đa cho một số lĩnh vực. Cụ thể, đề xuất tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực: Giao thông vận tải đường bộ và phòng, chống tệ nạn xã hội từ 40 triệu đồng lên 75 triệu đồng; cơ yếu, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia, giáo dục từ 50 triệu đồng lên 75 triệu đồng; điện lực từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng; quản lý công trình thủy lợi (sửa đổi thành lĩnh vực thủy lợi), báo chí từ 100 triệu đồng lên 250 triệu đồng; kinh doanh bất động sản tăng từ 150 triệu đồng lên 500 triệu đồng. Bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của 6 lĩnh vực: Tín ngưỡng, đối ngoại (30 triệu đồng); cứu nạn, cứu hộ (50 triệu đồng), in và an toàn thông tin mạng (100 triệu đồng), sở hữu trí tuệ (250 triệu đồng).

Trong báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, các tài liệu trong hồ sơ chưa làm rõ sự cần thiết phải tăng mức phạt tiền tối đa của các lĩnh vực. Báo cáo tổng kết thi hành Luật không đề cập đến khó khăn, vướng mắc liên quan đến mức phạt tiền tối đa... Về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực, so với Luật hiện hành, Dự thảo Luật được sửa đổi theo hướng tăng mức phạt tiền tối đa của 10 lĩnh vực, bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của 06 lĩnh vực và sửa đổi tên 07 lĩnh vực.

Đa số ý kiến Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn việc tăng mức phạt tiền tối đa trong từng lĩnh vực; chỉ tăng mức phạt tiền tối đa trong trường hợp thực sự cần thiết, có cơ sở và phải được đánh giá tác động cụ thể, bảo đảm tương xứng với mức độ nguy hiểm của từng nhóm hành vi vi phạm, bảo đảm tính tổng thể trong mối tương quan với các lĩnh vực khác và thẩm quyền xử phạt của các chức danh trong lĩnh vực đó.

So với Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, dự thảo Luật đã bổ sung lĩnh vực cứu hộ, cứu nạn và giao Chính phủ quy định lĩnh vực khác được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện hành vi vi phạm hành chính sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đa số ý kiến Ủy ban thẩm tra tán thành việc giao Chính phủ quy định lĩnh vực khác được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật và quy định chủ thể được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện kịp thời hành vi vi phạm hành chính, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ. Đồng thời, đề nghị giải trình rõ hơn sự cần thiết, căn cứ để bổ sung lĩnh vực cứu hộ, cứu nạn được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện hành vi vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định lĩnh vực khác được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện hành vi vi phạm hành chính để bảo đảm tính chặt chẽ, bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân.

Về việc bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa trong 06 lĩnh vực và sửa đổi tên của 07 lĩnh vực, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với các sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, đề nghị làm rõ phạm vi của 02 lĩnh vực mới được bổ sung là in và cứu nạn, cứu hộ để không chồng chéo với các lĩnh vực khác; bỏ lĩnh vực quản lý và bảo tồn nguồn gen và phân bón vì đã thuộc lĩnh vực trồng trọt theo quy định của Luật Trồng trọt.

Ý kiến về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đồng tình với quan điểm tăng mức phạt tối đa trong một số lĩnh vực tại Điều 24 như giao thông đường bộ, thủy lợi, kinh doanh bất động sản…; bổ sung mức phạt tối đa cho một số lĩnh vực chưa được quy định tại Điều 24 như tín ngưỡng, đối ngoại, bảo hiểm thất nghiệp, in, an toàn thông tin mạng... ở mức cao hơn để tăng sức răn đe.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, bài học rõ nhất là việc thực hiện xử lý vi phạm nồng độ cồn theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia với mức phạt hành chính cao và Nghị định 100/2019 NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã góp phần thay đổi thói quen của người dân khi tham gia giao thông, người dân đã tự ý thức tránh xa rượu bia khi tham gia giao thông. Do vậy, tăng mức phạt hành chính đều có ý nghĩa răn đe của nó cả. Nhất là ở những lĩnh vực vi phạm đang ở mức phổ biến, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, chúng ta cần mạnh dạn tăng mức phạt thật nặng để tăng sức răn đe.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Luật Xử lý vi phạm hành chính là dự án Luật quan trọng, được áp dụng nhiều nhất trong thực tiễn. Do vậy, việc sửa Luật cần đảm bảo vừa quản lý nhà nước, quản lý xã hội tốt nhưng vẫn phải đảm bảo tốt quyền con người, quyền công dân.

H. Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 nhân viên nhà máy xi măng

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 nhân viên nhà máy xi măng

(LĐTĐ) Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố bị can đối với Trần Mạnh Hùng, là nhân viên cân băng liệu của Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, để tiếp tục điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết.
Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

(LĐTĐ) Đã có rất nhiều cảnh báo trên các phương tiện truyền thông cũng như trên các nền tảng mạng xã hội về phương thức thủ đoạn của tội phạm. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội phạm công nghệ cao dường như đang “len lỏi” vào từng gia đình...
Ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị khởi tố, bắt tạm giam

Ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị khởi tố, bắt tạm giam

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi"...
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 - Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã lập biên bản vi phạm hành chính và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt với số tiền 85 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, của một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại huyện Diễn Châu.
Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

(LĐTĐ) Vụ việc được Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện trong thời gian triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024...
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến việc thao túng cổ phiếu, công bố thông tin không đúng thời hạn,...
Xem thêm
Phiên bản di động