Đề nghị bổ sung quy định lợi dụng hoạt động đo đạc bản đồ để gây hại đến an ninh
Bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ | |
Quốc hội thảo luận một số dự án luật liên quan đến Luật Quy hoạch | |
Cơ quan nào kiểm soát tài sản cán bộ cao cấp? |
Đại biểu Lê Quang Trí - Tiền Giang, thống nhất cao với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Để góp phần hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu tham gia ý kiến một số vấn đề sau:
Một, về giải thích từ ngữ, tại Điều 3 đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung giải thích từ ngữ "mốc đo đạc quốc gia và mốc đo đạc chuyên ngành".
Hai, về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đo đạc và bản đồ, tại Điều 4. Tại khoản 1 điều này, đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung cụm từ trên đất liền, trên không và trên biển vào sau cụm từ "toàn vẹn lãnh thổ" để quy định được chặt chẽ và đầy đủ.
Ba, về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ, tại Điều 6, đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung quy định: lợi dụng hoạt động đo đạc bản đồ để thu thập thông tin, gây hại đến an ninh, quốc phòng của quốc gia.
Đại biểu Lê Quang Trí - Tiền Giang (ảnh: Quochoi.vn) |
Bốn, về hoạt động khoa học và công nghệ về đo đạc và bản đồ, tại Điều 7. Tại điểm b khoản 2 điều này, đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung nội dung "phát triển kinh tế - xã hội" vào sau cụm từ "ứng phó biển đổi khí hậu". Như vậy, điểm b khoản 2 điều này đề nghị thể hiện lại như sau: "nghiên cứu phát triển ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong hoạt động đo đạt và bản đồ cơ bản, đo đạt và bản đồ chuyên ngành phục vụ quốc phòng an ninh phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội".
Năm, về nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành tại Điều 22. Khoản 9 điều này đề nghị Ban soạn thảo xem xét bỏ từ "atlat", vì đây là từ chuyên ngành địa lý thường dùng để chỉ tập bản đồ quốc gia. Từ này chỉ được dùng một lần trong suốt dự án luật nên không cần đưa vào. Do vậy, khoản 9 điều này đề nghị thể hiện lại như sau: "thành lập tập bản đồ quốc gia đo đạc thành lập bản đồ chuyên ngành khác không thuộc quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 điều này".
Sáu, về thành lập bản đồ hành chính tại Điều 26. Tại khoản 2 và 3 điều này đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung nội dung "chỉnh lý biến động bản đồ hành chính" vào sau cụm từ "thành lập bản đồ hành chính Việt Nam và thành lập bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện để kịp thời cập nhật bản đồ hành chính khi có sáp nhập, chia tách tỉnh, huyện, xã".
Bảy, về xây dựng, vận hành, bảo trì công trình hạ tầng đo đạc tại Điều 36, khoản 4 điều này đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung cụm từ "bảo trì' vào sau cụm từ "vận hành" vì nội dung được quy định tại điểm b khoản 3 là trạm định vị vệ tinh chuyên ngành. Trạm này cần được bảo trì để đảm bảo hoạt động liên tục.
Tám, về bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc tại Điều 38. Tại khoản 4 về trách nhiệm bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc còn sự chồng chéo trong quy định bảo vệ mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành giữa các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại điểm b và c khoản này, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu chỉ quy định một cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ mốc đo đạt cơ sở chuyên ngành.
Chín, về cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ tại Điều 40. Tại khoản 4 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ quốc gia. Tại khoản 5 quy định các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ chuyên ngành. Đại biểu thống nhất với nội dung này, tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định về tần suất cập nhật để cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Mười, về giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ tại Điều 51, tại khoản 2 "đối với tổ chức nước ngoài", đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định về phạm vi hoạt động của tổ chức nước ngoài trong giấy phép để phòng ngừa nguy cơ các tổ chức này lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để thu thập thông tin gây phương hại đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam.
Mười một, về quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ tại Điều 55 và quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong nước hành nghề độc lập về đo đạc và bản đồ tại khoản 1 Điều 55 và khoản 1 Điều 56 quy định về quyền của tổ chức và cá nhân trong hoạt động đo đạc và bản đồ gồm có 4 điểm. Tuy nhiên, 4 điểm này là như nhau, do đó đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu rút gọn 2 điều Điều 55 và Điều 56 thành một điều.
Mười hai, về trách nhiệm của Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ tại Điều 57 điểm i khoản 2 và điểm đ khoản 4, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung nội dung "đăng tải thông tin" để thống nhất với quy định tại Điều 54.
Còn theo đại biểu K`Nhiễu - Lâm Đồng: Về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đo đạc và bản đồ ở Điều 4 của dự thảo luật, đề nghị bổ sung nội dung bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, tại khoản 1 Điều 4 của điều này quy định thể hiện lại như sau: Bảo đảm chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phù hợp với Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bởi lẽ ngoài việc bảo đảm chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, nói một cách chung nhất hoạt động đo đạc và bản đồ còn liên quan đến địa giới, địa hình, địa vật từng vị trí bên trong lãnh thổ, gắn với từng khu vực trong các loại bản đồ như bản đồ hành chính, bản đồ địa hình, bản đồ công trình ngầm, bản đồ hàng không dân dụng... của từng địa phương nên cần phải tuân thủ nguyên tắc bảo đảm quốc phòng, an ninh. Mặt khác, đề nghị chuyển cụm từ "kịp thời ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ" quy định ở cuối khoản 1 sang khoản 2 của Điều 4 thì hợp lý hơn.
Đại biểu Quốc hội K`Nhiễu - Lâm Đồng phát biểu tại Hội trường (ảnh: Quochoi.vn) |
Ngoài ra, đại biểu đề nghị bổ sung thêm nguyên tắc "hoạt động đo đạc và bản đồ phải bảo đảm cung cấp dữ liệu địa lý phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nâng cao dân trí, thúc đẩy tiến bộ xã hội", vì đây vừa là nguyên tắc, đồng thời là mục tiêu quan trọng của đo đạc và bản đồ.
Về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động đo đạc và bản đồ, Dự thảo luật quy định việc xây dựng công bố ban hành và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương trong hoạt động đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Tại Điều 27 của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 58 của dự thảo luật quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa thể hiện rõ nội dung này, mặc dù có quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh là ban hành văn bản theo thẩm quyền.
Vì vậy, đại biểu đề nghị quy định bổ sung thêm một nội dung cụ thể: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương trong hoạt động và đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương, như thế vừa cụ thể, vừa rõ ràng hơn.
Ba, về giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ quy định tại Điều 51, điều kiện cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ ở Điều 52. Tại các khoản 4, 5, 6, 7 của Điều 51 đã quy định về việc cấp, cấp lại, cấp đổi, thẩm quyền cấp giấy phép v.v... hoạt động đo đạc và bản đồ. Trong khi đó khoản 8 điều này quy định "Chính phủ quy định chi tiết thời hạn hồ sơ, trình tự thủ tục bổ sung ra hạn, cấp lại, cấp đổi, thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ". Việc quy định như vậy là trùng lặp không cần thiết đề nghị trong dự thảo luật không quy định quá chi tiết mà nên để Chính phủ quy định.
Đại biểu đề nghị, cần cân nhắc quyết định về cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo hướng xã hội hóa hoạt động đo đạc và bản đồ nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ đo đạc và bản đồ. Mặt khác, cần nghiên cứu bổ sung quy định nhằm khắc phục tình trạng công tác quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành chưa đầy đủ, chưa thống nhất, việc phân cấp giữa trung ương và địa phương chưa phù hợp. Công tác quản lý xuất bản sản phẩm ban đầu chưa chặt chẽ, công tác xã hội hóa và bản đồ còn nhiều hạn chế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31