Đầu năm mua muối, không quét nhà và loạt kiêng kỵ vào mùng 1 Tết
Cảm nhận phố phường Hà Nội bình yên sáng mùng 1 Tết | |
Không khí nhộn nhịp quanh Hồ Gươm chiều mùng 1 Tết | |
Cội nguồn của giáo dục |
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”
Vào những ngày đầu tiên của năm mới, người Việt có thói quen mua một túi muối, hoặc bát muối có ngọn mang về nhà lấy may cho cả năm. Vào những ngày cuối năm, người ta mua vôi về để quét lại nhà, tường, cổng với hy vọng tránh được những điều không may.
Người xưa có quan niệm kiêng quét nhà vào ngày mùng 1 Tết. Ảnh: Hanoimoi |
TS Khoa học Đoàn Hương cho rằng đây là phong tục đẹp của dân tộc và nên gìn giữ. Xưa kia, người Việt thường mua vôi để rải quanh vườn, nhằm trừ tà ma. Theo khoa học, vôi là thứ sát trùng rất tốt. Việc quét vôi và rải vôi bột còn nhằm tiêu trừ mầm bệnh, vi khuẩn.
Ngoài ra cũng có quan niệm rằng, vào ngày 23 tháng Chạp, người dân làm lễ để tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời. Sau khoảng thời gian này, người dân sẽ mua vôi, hoặc dựng cây nêu trong nhà mang ý nghĩa trừ tà, bảo vệ gia đình trong lúc ông Công, ông Táo tạm đi vắng.
Còn tục mua muối đầu năm đã có từ rất lâu đời. Người Việt quan niệm muối là thứ cực kỳ giá trị, được kết tinh từ vị mặn của biển. Vì vậy, ngày đầu năm mới, người dân quan niệm mua được muối, có được vị mặn của muối thì cả năm mọi thứ đều mặn mà, tốt đẹp.
Muối cũng là biểu tượng của tình cảm thắm thiết, mặn nồng, gắn kết, no đủ. Tục mua muối đầu năm với ý nghĩa cầu mong sự đậm đà trong tình cảm gia đình, sự hòa thuận, gắn bó giữa vợ chồng, con cái.
Còn có quan niệm cho rằng, câu nói “đầu năm mua muối cuối năm mua vôi” còn có ý nghĩa là để cha mẹ nhắc nhở con cái “ăn dè”, tiết kiệm để dành tiền “cuối năm mua vôi” xây nhà.
TS Khoa học Đoàn Hương cho rằng tục mua muối đầu năm mới có từ lâu đời. |
Theo TS Đoàn Hương, dù hiểu theo cách nào thì đây vẫn là một phong tục đẹp của dân tộc. Vào thời khắc giao thừa, sau khi cúng gia tiên, người dân thường đi lễ chùa và mua muối để cầu may mắn.
Sáng mùng 1 Tết, ở Hà Nội vẫn có những tiếng rao của người bán muối. Những người phụ nữ quẩy gánh muối đi tung tẩy khắp phố phường để bán, để mang lại may mắn cho mọi người đã trở thành hình ảnh quen thuộc và rất đẹp của Hà Nội.
Vì sao kiêng quét nhà vào mùng 1 Tết?
Theo quan niệm của người xưa truyền lại, ngày mùng 1 Tết tuyệt đối không quét nhà. Nếu quét nhà trong ngày này đồng nghĩa với việc quét hết tài lộc, may mắn ra ngoài. Không cho vay mượn tiền bạc, bởi sự vay mượn báo hiệu điềm xấu, sự túng thiếu sẽ đến. Bên cạnh đó, mọi người tránh nhắc nợ nhau vào ngày đầu xuân năm mới.
Theo TS Lê Xuân Phương - chuyên gia phong thuỷ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu doanh nhân và doanh nghiệp Đông Nam Á, những kiêng kỵ ngày tết nói trên đã có từ nhiều đời nay. Nó bắt nguồn từ việc con người có nhận thức giá trị tốt và xấu, rút ra bài học để tránh và được truyền trong dân gian, từ đời này qua đời khác.
“Mỗi địa phương có cách nhìn nhận khác nhau, từ đó có những kiêng kỵ khác nhau. Có cái đúng, chưa đúng, có cái mập mờ và có cái sai”- TS Phương chia sẻ.
Nói về việc ngày mùng 1 Tết các gia đình thường kiêng quét nhà, TS Phương cho biết, ông cha ta quan niệm ngày mùng 1 Tết làm gì cũng phải thận trọng để có sự lắng đọng. Thường người dân miền Bắc chờ đến chiều tối mới quét nhà, mới đổ rác đi vì cho rằng nếu quét rác vào mùng 1 Tết là không có sự để dành. Có điều này là do người miền Bắc có quan niệm cần phải giữ gìn, dành dụm để phòng những lúc đói khát, “được mùa chớ phụ khô khoai”.
Rồi nhiều kiêng kỵ khác như: Không làm đổ, vỡ đồ đạc, kỵ đánh thức người khác sáng mùng 1, vì quan niệm người nằm ngủ sẽ chịu sự thúc giục về công việc, cuộc sống suốt năm.
Nêu quan điểm về những kiêng kỵ này, GS-TS Nguyễn Chí Bền - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia - cho rằng, quan trọng nhất vào sáng mùng 1 Tết là các gia đình làm mâm cơm cúng gia tiên, rồi quây quần bên nhau, để thể hiện ước vọng có một năm mới đầm ấm, thuận hòa.
Theo Đặng Chung/ laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21