Dầu cá dùng sai rất nguy hiểm
Dầu cá là loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng (TPCN) có dạng viên nang mềm chứa vitamin, tan trong dầu hoặc chất bổ dưỡng, được dùng để bồi dưỡng sức khỏe. Dầu cá thông dụng hiện chia làm 2 loại: Dầu cá chứa vitamin tan trong dầu là vitamin A, D và loại chứa axít béo omega-3, omega-6. Hai loại dầu cá này được nhiều người mua sử dụng, đặc biệt dùng cho trẻ nhưng sự hiểu biết về chúng có khi còn hạn chế.
Dầu cá chứa vitamin A, D
Đây là loại dầu cá bổ sung vitamin tan trong dầu. Có 4 vitamin tan trong dầu phải được bổ sung cho cơ thể hằng ngày là vitamin A, D, E, K. Trong đó, loại dầu cá bổ sung vitamin A, D đáng nói nhất vì liên quan đến 2 vitamin mà trẻ thường bị thiếu hụt nhưng khi dùng không đúng thì dễ bị quá liều, gây ngộ độc.
Vitamin A có nhiều trong trứng, sữa, bơ, gan, thịt động vật. Vitamin A còn được tìm thấy trong thực vật, dưới dạng tiền sinh tố A (còn gọi là beta-carotene), có nhiều trong các loại rau màu đỏ, vàng hoặc xanh lục đậm. Đây có thể được xem là nguồn thiên nhiên bổ sung vitamin A rất tốt cho trẻ và khi sử dụng thì không bao giờ sợ quá liều.
Vitamin A tham gia tạo ra các mô, da, võng mạc giúp thị giác hoạt động tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng. Nếu thiếu vitamin A, trẻ sẽ bị quáng gà, khô mắt dẫn đến mù, dễ bị bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt nhiễm khuẩn đường hô hấp, chậm lớn...
Vitamin D có tên khoa học là calciferol, được cung cấp từ thực phẩm, gồm 2 dạng: vitamin D2 hay ergocalciferol hiện diện trong thực vật (nấm men và một số loại nấm) và vitamin D3 hay cholecalciferol có trong động vật (nhiều nhất là dầu gan cá biển sâu). Đặc biệt, vùng thượng bì của da chúng ta có chứa hợp chất 7-dehydrocholesterol cũng được xem là tiền vitamin D. Vai trò chính của vitamin D là tạo xương bằng cách duy trì lượng canxi và phốt-pho có sẵn trong cơ thể để hóa xương. Nếu thiếu vitamin D sẽ thiếu chất khoáng cho xương và răng dẫn đến còi xương ở trẻ và nhuyễn xương, loãng xương ở người lớn.
Vitamin A và D là 2 vitamin tan trong chất béo, cùng có mặt trong gan một số loại cá như thu, nhám… Vì thế, thông thường, để bổ sung 2 vitamin này có chế phẩm gọi là thuốc viên dầu gan cá (Cod’s Liver Oil) cung cấp cùng lúc vitamin A và D hay thuốc viên vitamin A-D. Người lớn và các bậc cha mẹ muốn cho trẻ uống bổ sung vitamin A, D cần lưu ý mấy điều sau đây để sử dụng thuốc một cách hiệu quả nhất:
- Nếu có điều kiện thì nên tham khảo thầy thuốc khi cho trẻ dùng thuốc, dù là với chế phẩm chứa vitamin.
- Khi dùng vitamin A và D phải thận trọng, không được uống quá liều vì sẽ gây ngộ độc. Nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến thừa vitamin A, có thể gây quái thai ở phụ nữ có thai; còn trẻ sơ sinh thì bị tăng áp lực sọ não dẫn đến lồi thóp, viêm teo dây thần kinh thị giác. Dùng quá liều vitamin D sẽ gây vôi hóa nhau (rau) thai ở phụ nữ có thai; còn trẻ thì bị chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm.
- Hằng ngày, trẻ chỉ nên uống lượng dầu gan cá hoặc vitamin A-D tương ứng với 2.500 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và 400 IU vitamin D. Người lớn thì không được dùng quá 5.000 IU vitamin A/ngày và 400 IU vitamin D/ngày. Để không quá liều, nên uống theo từng đợt cách quãng, nghĩa là sau khi uống 3 tuần phải ngưng 1-2 tuần nếu muốn tiếp tục.
- Vẫn phải cho trẻ ăn đầy đủ chất béo (mỡ, dầu thực vật) và uống vitamin A, D ngay sau khi ăn để thuốc dễ hấp thu hơn.
- Không cho trẻ dùng chế phẩm vitamin A, D khi đã được cơ sở y tế cho uống vitamin A liều cao theo chương trình chống mù lòa ở trẻ do thiếu vitamin A.
Dầu cá chứa axít béo omega-3, omega-6
Omega-3 và omega-6 là 2 loại axít béo được cho là tốt cho tim mạch do người ta nhận thấy người Eskimo hiếm bị bệnh động mạch vành (động mạch vành bị hẹp bít do cặn mỡ) và dân tộc này ăn rất nhiều cá có chứa axít béo omega-3, omega-6.
Nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ DHA (viết tắt của axít docosahexaenoic, chất mà axít omega-3 tạo thành trong cơ thể) được bổ sung có thể làm giảm lượng triglyceride máu, làm giảm tỉ lệ bệnh động mạch vành và nhồi máu cơ tim.
Dầu cá chứa omega-3, omega-6 hiện nay được lưu hành dưới dạng TPCN. Dùng dầu cá được ghi là TPCN vẫn phải đúng liều lượng theo hướng dẫn thì mới an toàn. Do TPCN được quảng cáo, tiếp thị rầm rộ nên nhiều người cả tin, cứ tưởng chúng là “thần dược” chữa bá bệnh. Có người uống dầu cá trong suốt một năm với hy vọng giúp “mỡ trong máu” tốt nhưng không ngờ khi khám sức khỏe thì bị rối loạn lipid huyết, tức mỡ trong máu, trong đó có cholesterol tăng cao.
Ở đây, đương sự không biết dầu cá chỉ có tác dụng hỗ trợ, trong khi còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu chế độ dinh dưỡng không tốt, ăn quá thừa năng lượng như nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia, rượu hoặc đã nhuốm bệnh gọi là rối loạn lipid huyết thì dù uống bao nhiêu dầu cá vẫn bị tăng lipid huyết.
Ở nước ta, nhiều trẻ do uống quá liều vitamin A, D nên đã bị tác dụng phụ có hại gây tăng áp lực sọ não, bị lồi thóp phải đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Đức/Người lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00