Dấu ấn địa giới hành chính Hà Nội qua tài liệu lưu trữ
Hà Nội xưa và nay qua những góc ảnh | |
Cho tôi thêm yêu Thủ đô ngàn năm văn hiến... | |
Chuyện về chiếc cổng làng đẹp nhất kinh kỳ |
Triển lãm do Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức với gần 100 hình ảnh, tư liệu lưu trữ về địa giới hành chính Thành phố Hà Nội của từ trước đến nay.
Đến với triển lãm này, công chúng Thủ đô và du khách trong, ngoài nước thêm lần nữa có cơ hội tiếp cận nhiều hình ảnh đánh dấu những sự kiện mang tính lịch sử của Hà Nội.
Đó là các bức ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh xem mô hình quy hoạch xây dựng Thủ đô ngày 16/11/1959; Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng tiếp quản Thủ đô năm 1954...
Các đại biểu tham quan triển lãm. |
Để giúp người xem nắm bắt, xâu chuỗi thông tin một cách có hệ thống, triển lãm được tổ chức thành 3 giai đoạn theo dòng chảy lịch sử, gồm: Địa giới hành chính thành phố Hà Nội thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; địa giới hành chính thành phố Hà Nội từ năm 1945 đến năm 1954; địa giới hành chính thành phố Hà Nội từ sau năm 1954.
Trong đó, giai đoạn từ năm 1873 đến năm 1954 là khoảng thời gian ghi nhận nhiều chuyển biến sâu sắc nhất của Hà Nội, từ một đô thị của Nhà nước phong kiến độc lập, trở thành thủ phủ của chính quyền thực dân; từ quy hoạch và kết cấu của một đô thị mang dáng vẻ phương Đông đi vào quá trình cận đại hóa dưới ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa thực dân Pháp...
Tính đến năm 1945, diện tích thành phố Hà Nội rộng khoảng 150 km2. Vào thời gian này, Hà Nội phía Bắc giáp huyện Đông Anh (Phúc Yên), phía Đông giáp huyện Gia Lâm (Bắc Ninh), phía Tây giáp huyện Hoài Đức, Đan Phượng, thị xã Hà Đông và phía Nam giáp huyện Thanh Oai, Thanh Trì (Hà Đông).
Cho đến trước Cách mạng tháng Tám (1945), thực dân Pháp chia Hà Nội làm hai vùng là nội thành và ngoại thành. Vùng trung tâm Hà Nội gồm 8 tiểu khu, vùng ngoại thành gồm 9 tổng, 36 xã.
Nhiều tài liệu lưu trữ thể hiện nội dung này, đặc biệt là Nghị định số 46/TTg ngày 15 tháng 8 năm 1950 của Thủ tướng Chính phủ về việc hai quận I và quận II nội thành Hà Nội hợp nhất thành một quận lấy tên là quận nội thành Hà Nội.
Trong những năm 1954 - 2010, Hà Nội có bốn lần điều chỉnh lớn về địa giới hành chính vào các năm: 1961, 1978, 1991 và 2008. Trong đó, năm 1961 và 1978 là mở rộng, năm 1991 là thu hẹp và năm 2008 lại được mở rộng với quy mô lớn hơn nhiều như hiện nay.
Các tài liệu lưu trữ gồm: Biên bản cuộc họp giữa đại biểu Ủy ban Hành chính tỉnh Bắc Ninh, Hà Đông, Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội về việc bàn giao và tiếp nhận các xã của các tỉnh vào ngoại thành Hà Nội năm 1961; Nghị quyết của Quốc hội về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao - Lạng, Bắc - Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai…
Những tư liệu, tài liệu về địa giới không chỉ cung cấp những hiểu biết về những thay đổi trên các lĩnh vực quy hoạch, hệ thống các đơn vị hành chính, tên phố…, mà còn phản ánh những biến chuyển sâu sắc của Hà Nội về nhiều phương diện, như: Không gian địa lý, môi trường sinh thái, không gian địa - chính trị, địa - văn hóa, không gian hành chính…
Với những tài liệu chuyên sâu, được diễn giải mạch lạc, đi kèm những thông tin gắn với đặc điểm đời sống, văn hóa, phong tục, thói quen canh tác, truyền thống đánh giặc giữ nước… hấp dẫn, triển lãm là cơ hội cho những ai muốn tìm hiểu thêm về mảnh đất Thăng Long - Hà Nội.
Triển lãm “Dấu ấn địa giới hành chính Hà Nội qua tài liệu lưu trữ” diễn ra từ ngày 2/10 đến ngày 17/10, tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, 19C Hoàng Diệu, Ba Đình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51