Cuộc hành quân có một không hai

(LĐTĐ) Một ngày cuối tháng 3 năm 1975, trên thành phố Đà Nẵng mới được giải phóng, dù rất bộn bề với công việc tiếp quản căn cứ quân sự lớn nhất miền Trung nhưng với những thuận lợi trên chiến trường và bằng một nhận thức đầy sâu sắc, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Nhân dân Việt Nam đã quyết định “Cùng đồng thời với việc tiến công giải phóng các tỉnh Trung bộ là việc tiến hành xây dựng kế hoạch đánh chiếm các đảo và quần đảo ngoài biển Đông hiện do quân đội Sài Gòn đang chiếm giữ”.
cuoc hanh quan co mot khong hai Tướng Đồng Sỹ Nguyên - Vị anh hùng của đường Trường Sơn huyền thoại
cuoc hanh quan co mot khong hai Trao tặng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho đảng viên lão thành quận Tây Hồ
cuoc hanh quan co mot khong hai Huyện Thanh Trì hoàn thành mục tiêu để trở thành quận

Và nhiệm vụ tổ chức cuộc hành quân ra giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa được phái viên Bộ Tổng tư lệnh giao cho Quân chủng Hải quân. Một nhiệm vụ thật ngắn gọn nhưng nhiều khó khăn bởi chúng hầu như chưa có kinh nghiệm đánh chiếm đảo, nhất là các đảo ở xa đất liền.

cuoc hanh quan co mot khong hai
Ảnh tư liệu giải phóng Trường Sa

Để đảm bảo cho cuộc hành quân này vấn đề vận tải trên biển được giao cho Đoàn 126 Hải quân – Đoàn Tàu không số huyền thoại - đảm nhiệm và nhiệm vụ đổ bộ lên các đảo được các chiến sĩ đặc công nước thuộc Đoàn 125 thần kỳ thực hiện, có phối hợp với bộ đội của Quân khu 5. Với phương châm “Đón nhận thời cơ, nắm chắc mọi tình huống, biết trước mọi khả năng, huy động tốt nhất tất cả những phương tiện hiện có” các đơn vị tàu và đặc công đã được phân công lập tức bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.

Đoàn trưởng Đoàn 125 đặc công nước, trung tá Anh hùng lực lượng vũ trang Mai Năng, là người được phái viên Bộ Tổng tư lệnh giao nhiệm vụ làm Chỉ huy trưởng “cuộc hành quân có một không hai” này (Sau này ông Mai Năng là Thiếu tướng, Tư lệnh Bộ tư lệnh Đặc công, ông nghỉ hưu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Hải Phòng).

cuoc hanh quan co mot khong hai
Tác giả trong lần công tác tại Trường Sa

Vị tướng già với gương mặt quả quyết cùng nước da dãi dầu trận mạc qua nhiều năm vẫn nhớ như in “cuộc hành quân” có một không hai đó, khi nói chuyện với chúng tôi về cuộc hành quân năm xưa ông cho biết, vì chúng ta chưa có kinh nghiệm đánh chiếm đảo nên cấp trên có chỉ đạo là “đánh chiếm một đảo trước để rút kinh nghiệm sau đó mới triển khai các bước đánh chiếm tiếp theo”.

Chấp hành nhiệm vụ và với quyết tâm bám sát tình hình, tranh thủ thời cơ có lợi, sáng sớm ngày 11 tháng 4 năm 1975 các tàu 673, 674 và 675 của đoàn 125 chở các chiến sĩ Đội 1 thuộc Đoàn 126 đặc công nước và một bộ phận của tiểu đoàn 471 đặc công Quân khu 5 xuất phát từ Quân cảng Đà Nẵng đã bí mật rời cảng nhanh chóng vượt biển nhằm hướng mục tiêu đầu tiên của “cuộc hành quân” là đảo Song Tử Tây.

Dưới dạng là đoàn thương thuyền của một nước ngoài, các tàu của ta với nước sơn trắng lặng lẽ rẽ sóng tiến theo hải lộ đã được vạch sẵn. Trên boong tàu vắng vẻ các sĩ quan chỉ huy của ta giả dạng là những thương nhân ngoại quốc vừa ngả bộ trên ghế nằm hóng gió vừa bí mật quan sát thái độ của máy bay Mỹ bay do thám quanh tàu, lại cũng vừa nghĩ cách đối phó với tàu chiến Mỹ đã có lúc chạy song song với tàu của ta để dò la.

Thiếu tướng Mai Năng cười vui cho biết, ông khi đội mũ phớt trắng, quần trắng phẳng ly, áo vét trắng sang trọng, kính đen gọng to, tẩu thuốc ngậm môi nhả khói liên tục, lâu lâu ông lại nhổm dậy với tay nhấc ly Cô nhắc để trên chiếc bàn nhỏ cạnh bên làm ngụm nhỏ. Cạnh chỗ ông nằm nghỉ chốc chốc lại đảo qua mấy anh “bồi” đến tiếp thêm rượu.

Chắc nhìn “bộ dạng” rất nhàn nhã cùng phong cách “ăn chơi” kiểu như vậy nên máy bay do thám rồi tàu chiến Mỹ chỉ lượn qua rồi không quay lại. Còn dưới hầm tầu hầm hập nóng là các chiến sĩ ta gắng gượng vượt cơn say sóng, nén mình chờ đợi tàu tiếp cận mục tiêu.

Và rồi, rạng sáng ngày 14 tháng 4, tức là sau 3 ngày âm thầm vượt biển, lực lượng đổ bộ của ta đã tắt máy buông neo dừng cách đảo Song Tử Tây chừng 2 hải lý. Bộ đội nhanh chóng xuống xuồng để tiếp cận đảo.

Đại tá Nguyễn Ngọc Quế, anh hùng lực lượng vũ trang, đến gần và dừng nhìn hồi lâu bức tranh biển khổ lớn treo trên tường. Ông im lặng để ký ức trở về náo nức. Gặp người đàn ông có nước da trắng, dáng vẻ nho nhã này chẳng ai dám nghĩ ông là một chiến sĩ đặc công nước dũng cảm.

Ấy vậy mà những ngày tháng sôi động đó ông là đội trưởng đội 1 đặc công nước của Đoàn 126 anh hùng. Đội trưởng Nguyễn Ngọc Quế trực tiếp dẫn một bộ phận được chia làm ba mũi thực hiện đổ bộ lên đảo lúc trời đang chuyển sang ngày mới. Dù chỉ được phổ biến đơn giản nhưng các chiến sĩ của ta đã tiếp cận mục tiêu đúng như dự kiến và nổ súng đúng như đã định.

Cuộc chiến đấu đánh chiếm đảo Song Tử Tây diễn ra chừng 30 phút, quân Sài Gòn trên đảo chắc là vì quá bất ngờ và khiếp sợ khi nghe khẩu lệnh “Pháo 100 chuẩn bị khai hỏa” của đội trưởng Nguyễn Ngọc Quế đã bảo nhau đầu hàng. Đảo Song Tử Tây được giải phóng nhanh chóng sớm hơn cả dự kiến.

Sau khi nghe báo cáo sơ bộ về thắng lợi trận đầu tại đảo Song Tử Tây, cuộc hành quân giải phóng quần đảo Trường Sa đã được Bộ Tổng tư lệnh hạ quyết tâm thực hiện bằng được ngay trong tháng 4 năm 1975. Và sáng ngày 21 tháng 4 năm 1975, nghĩa là sau đúng một tuần chúng ta đánh chiếm đảo Song Tử Tây, cũng từ quân cảng Đà Nẵng đơn vị đánh chiếm đảo thứ 2 được lệnh bí mật nhổ neo ra khơi. Lần này đơn vị có nhiệm vụ giải phóng đảo Sơn Ca để làm bàn đạp phát triển tiến công giải phóng các đảo còn lại hiện do quân đội Sài Gòn chiếm giữ.

Lại cũng tròn 3 ngày đêm giữa trời xanh và biển xanh. Tròn 3 ngày đêm dưới những con mắt rình mò của máy bay và tàu chiến Mỹ các chiến sĩ ta lại gắng gồng mình, nén nhịn cơn say sóng âm thầm áp sát mục tiêu. Đại tá Đỗ Viết Cường bất chợt nghẹn giọng. Chúng tôi im lặng để tôn trọng sự xúc động của vị chỉ huy từng trải trận mạc của quân chủng Hải quân.

Người đàn ông có giọng nói chắc nịch và hành động cương quyết vậy mà cũng có lúc rất “người”. Ông nghẹn giọng khi nhớ lại giờ phút ông cùng đồng đội lên đảo. Ông cho hay “Khi chúng tôi mới tiến đến gần sở chỉ huy của địch trên đảo Sơn Ca thì bất ngờ có một con chó con xuất hiện, nó sủa ầm ĩ khiến kế hoạch phải áp sát sở chỉ huy rồi mới nổ súng có nguy cơ bị lộ. Tôi liền tung quả lựu đạn về phía cửa hầm. Tiếng lựu đạn bỗng trở thành hiệu lệnh nổ súng cho các mũi tiến công. Súng ta nổ giòn giã khiến quân địch hốt hoảng. Thằng lao chạy ra biển. Nhiều tên bắn hoảng loạn lên trời. Đa số nhanh chóng buông súng xin hàng.

Vậy là vào lúc 2 giờ 30 phút sáng ngày 25 tháng 4 năm 1975, đảo Sơn Ca được giải phóng. Ngày 27 tháng 4 cờ đỏ tung bay trên đảo Nam Yết. Rồi lần lượt các đảo khác như Sinh Tồn ngày 28 tháng 4 và Trường Sa lớn ngày 29 tháng 4 về ta. Đại tá Đỗ Việt Cường lại nghẹn giọng, ông bồi hồi nhớ lại hình ảnh khi quân ta lên đảo, rất nhiều, rất nhiều chim hải âu bay lên chao chít.

Những cánh chim hải âu bay lượn trên đầu làm những dải mũ hải quân cũng bay lên phấp phới. Đó là hình ảnh đẹp và đầy kiêu hãnh. “Chim hải âu bay lượn để chào đón các chiến sĩ ta đến với đảo vậy” Đại tá Đỗ Việt Cường chợt phấn khởi nói to. Người chỉ huy kiên trường này quả thật luôn làm chúng tôi bất ngờ. Điều bất ngờ lớn nhất mà chúng tôi nhận được ở ông đó là “niềm tin thắng lợi”.

Các đơn vị đánh chiếm đảo sau khi vào đảo đã nhanh chóng tổ chức lực lượng phòng thủ đảo và khẩn trương tiến hành đặt bia chủ quyền. Những “tấm bia chủ quyền” tuy còn sơ sài, tuy còn giản dị nhưng nó không chỉ nói lên việc kết thúc một nhiệm vụ đặc biệt của bộ đội Hải quân mà nó khẳng định tính tất yếu của việc “quyền chủ quyền” của nhà nước Việt Nam thông nhất trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Cuộc hành quân có một không hai của những ngày tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử như một bài ca trọn vẹn. Đó thực sự là hướng tiến công thứ 6, hướng tiến công đã kết hợp nhịp nhàng cùng 5 hướng tiến công trong chiến dịch mùa xuân năm 1975 của đại quân ta vào thành phố Sài Gòn. Thắng lợi triệt để của cả 6 hướng tiến công đã làm nên chiến thắng 30 tháng 4 huy hoàng.

Cuộc hành quân có một không hai trên biển Đông tháng 4 năm 1975 đã góp phần cho thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 thêm ý nghĩa. Đó là việc chúng ta hoàn tất công cuộc kháng chiến kéo dài suốt 30 năm, thu non sông về một mối, từ đất liền tới các hải đảo xa xôi. Giải phóng Trường Sa thiêng liêng, phần đất máu thịt của Tổ quốc ngoài khơi xa, kịp thời và mau lẹ đã không cho các thế lực nước ngoài kịp toan tính, đó là bài học có giá trị của ý thức toàn vẹn non sông.

Nguyễn Trọng Văn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động