“Cô giáo tài năng duyên dáng”: Một sân chơi ý nghĩa
Một người đi thi, nhiều người vào cuộc |
Những góc khuất xúc động
Những ngày đầu đồng hành với cuộc thi, bản thân phóng viên cũng không tránh khỏi băn khoăn khi cho rằng, với lợi thế được đào tạo bài bản về các kỹ năng hát, múa...thì thành công sẽ nghiêng về các cô giáo chuyên ngành mầm non hơn các cấp học khác. Tuy nhiên trên thực tế, bất kỳ ai khi tận mắt thưởng thức những cống hiến của các thí sinh ở mỗi cuộc thi cũng đều thấy rằng “Cô giáo tài năng duyên dáng” thực sự là một sân chơi công bằng, là dịp để các tài năng của ngành giáo dục “phát lộ”. Qua các phần thi, thể hiện rõ đặc trưng của từng cấp học. Nếu như các cô giáo mầm non có thế mạnh về múa hát thì các cô giáo ở cấp tiểu học, THCS... lại thể hiện điểm mạnh của mình ở các bộ môn như tấu hát, dance sport hay cách xử lý tình huống ứng xử sư phạm như: Giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh; quan hệ với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh...
Hội thi “Cô giáo tài năng duyên dáng” tại Trường mầm non B Hà Nội. |
Việc tham gia cuộc thi chính là cơ hội để các giáo viên trải lòng về những góc khuất trong nghề. Khán giả vô cùng ấn tượng với thí sinh Chu Thị Hồng Phượng (Trường mầm non Nhật Tân) qua phần thể hiện bài thơ “Khi mẹ làm giáo viên”: “Mẹ chẳng bao giờ có được niềm vui/Đưa con đến trường những ngày quan trọng nhất...”. Bài thơ được thể hiện qua giọng ngâm truyền cảm và xúc động lòng người, nhưng không hề bi lụy, bởi phía cuối bài thơ vẫn là hình bóng người mẹ giáo viên âm thầm dõi theo từng bước chân con: “Nhưng con có mẹ như một người bạn thân/Mẹ không tuổi trong cuộc đời đèn sách/Mẹ sẽ bên con cùng con vượt qua thử thách/Và mãi yêu con đến trọn cuộc đời mình”.
Phía hàng ghế khán giả, nhiều giáo viên cũng rất đồng cảm với tình tâm tư này. Cô Mai Anh (THCS Chu Văn An) tâm sự: "Mình thì tối nào cũng nghe câu hỏi quen thuộc của con "Mẹ xong việc chưa? Ôm con một tí","Tối nay mẹ phải làm việc không ạ?". Thậm chí, còn một cô giáo khác buồn bã khi con học đến lớp 4 mà mẹ chưa lần nào đi họp phụ huynh cho con. Chủ đề “Khi mẹ là giáo viên” cũng được nhiều thí sinh thể hiện dưới các hình thức: Nhạc kịch, kể chuyện, hát... vô cùng phong phú và xúc động. Điệu múa của cô Ngô Thị Sinh (THPT Phan Huy Chú – quận Đống Đa – Hà Nội) cùng con gái trong bài "Đưa con đi học" đã gây xúc động cho các thầy, cô tham dự, vì ai cũng sống trong tâm trạng thương con mình vô bờ. Vì công việc và học trò, nên không ít khi các nhà giáo phải bớt những thời gian dành cho đứa con bé nhỏ ở gia đình. Và với nhiều thầy, cô giáo chủ nhiệm và thầy cô luôn dạy tiết đầu giờ thì việc đưa con của mình đi học đã trở thành điều ước.
Thí sinh Lý Minh Trang (tiểu học Quảng An – quận Tây Hồ - Hà Nội) đã chia sẻ một tình huống sư phạm khiến không ít người gật gù tâm đắc khi bắt gặp chính mình trong đó. Câu chuyện kể về những ngày đầu chính thức bước chân vào môi trường sư phạm. Khi đi ngang qua một nhóm học sinh đang tụ tập ở sân trường trong giờ giải lao, cô vô tình nghe thấy những lời bàn tán về phương pháp giảng của mình là chán ngắt, khó hiểu. “Ban đầu, tôi rất sốc, thậm chí rơi nước mắt, nhưng sau đó, nhờ các đồng nghiệp trong trường động viên, tôi đã nhanh chóng lấy lại bình tĩnh để thay đổi phương pháp truyền thụ. Bên cạnh đó, tôi đã thẳng thắn trao đổi với các em học sinh không nên bình luận ở những chỗ không phù hợp. Qua tình huống này, tôi đã rút ra được bài học giáo dục kỹ năng sống cho cả cô và trò”. Hay cô giáo Vũ Hạnh Nguyên (THCS Chu Văn An), cô Bùi Thị Thu Thủy (mầm non Xuân La)... đã mang đến hội thi những kinh nghiệm xử lý tình huống rất đáng học tập như: Xử lý tình huống khi trẻ mầm non ăn thạch rau câu bị hóc, về việc học sinh thắc mắc khi: “Tại sao lại cấm con mặc quần bó, trong khi cô giáo vẫn mặc quần bó khi tới trường...”.
Tôn vinh giá trị truyền thống
Theo nội dung hướng dẫn tổ chức “Hội thi cô giáo tài năng duyên dáng ngành GDĐT Hà Nội” do Ban Giám đốc Sở GDĐT và Ban Thường vụ Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội xây dựng, nhằm đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, của xã hội góp phần thực hiện đổi mới căn bản GDĐT Thủ đô. Đối tượng dự thi là các nữ giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi từ cấp trường trở lên trong các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT toàn thành phố. |
Không chỉ mang tính chất là một cuộc thi bổ ích, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, kỹ năng sống, gắn kết việc dạy học với thực tiễn đời sống xã hội mà cuộc thi còn thực sự là một sân chơi để các thí sinh thể hiện bản sắc văn hóa của môi trường mình đang công tác. Nhấn mạnh điều này, bà Trần Thị Thu Hà – Chủ tịch Công đoàn ngành GDĐT Hà Nội - cho biết, cuộc thi đã đặc tả rõ nét bản sắc riêng của ngành GDĐT và khác với các cuộc thi sắc đẹp. Trang phục trình diễn thể hiện sự duyên dáng, nhưng phải hướng về chủ đề phục vụ cho công việc. Tài năng dù độc đáo, mới mẻ, nhưng vẫn đảm bảo tính sư phạm.
Thầy Nguyễn Thiết Sơn – Hiệu trưởng trường THPT Kim Liên - tự hào cho biết, các tiết mục không chỉ thể hiện vẻ đẹp tài năng, duyên dáng của các nữ giáo viên Thủ đô mà còn tôn vinh bản sắc của nhà trường THPT Kim Liên giàu truyền thống như nội dung bài thơ do cô giáo Đàm Thị Hải Yến – giáo viên tổ Ngữ văn tự sáng tác, kể về quá trình chuẩn bị hội thi của tập thể cán bộ, giáo viên Trường THPT Kim Liên, viết tên trường bằng nghệ thuật thư pháp...
Với quan điểm xây dựng bản sắc riêng trên cơ sở kịch bản có sẵn của hội thi, bà Nguyễn Thị Hồng Phương – Phó Chủ tịch Công đoàn giáo dục quận Hà Đông chia sẻ, nhắc đến Hà Đông là nhắc đến quê lụa, nên phần thể hiện của các thí sinh trong cuộc thi đều tập trung thể hiện để tôn vinh đặc trưng này. “Từ trang phục đến các điệu múa, câu hát... đều tôn vinh những giá trị truyền thống, nét đẹp của đội ngũ giáo viên quê lụa” – bà Phương nói.
Cùng chung ý tưởng xây dựng những tiết mục thể hiện mang tính hiện đại nhưng vẫn hướng theo chủ đề tôn vinh và bảo tồn các giá trị truyền thống, cô Nguyễn Thu Thùy – Hiệu trưởng Trường Mầm non B Hà Nội bật mí về tiết mục của cô giáo Phạm Thị Thu Huyền sẽ trình diễn trong cuộc thi giữa các cụm trường sắp tới, đó là tiết mục hát chầu văn với phần lời viết hiện đại cùng nội dung nghiệp vụ chuyên môn ngành sư phạm, đặc biệt là chuyên ngành giáo dục mầm non.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19