Chia sẻ thông tin về các cam kết của Việt Nam trong CPTPP
Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP | |
Tổ chức Công đoàn cần làm gì để thích ứng với CPTPP? | |
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP |
Thông tin tại buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Trưởng nhóm Lao động, Đoàn đàm phán TPP cho biết, chiều ngày 12/11, với 100% đại biểu Quốc hội có mặt (469 đại biểu) biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Tọa đàm là cơ hội để chia sẻ các thông tin về các cam kết của Việt Nam trong CPTPP; các nghiên cứu, đánh giá tác động của CPTPP đối với vấn đề lao động việc làm ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Mạnh Cường thông tin về buổi Tọa đàm |
Liên quan đến các cam kết chính về lao động của Việt Nam trong CPTPP, ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết, cam kết lao động của Việt Nam trong CPTPP nằm ở Chương Lao động và Thư trao đổi. Trong đó, cam kết chung về lao động của CPTPP được giữ nguyên trong Chương Lao động của TPP; cam kết riêng về lao động của Việt Nam trong CPTPP là thư trao đổi giữa Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng 10 nước CPTPP.
Các cam kết chung được quy định tại Chương Lao động (Chương 19) trong CPTPP bao gồm: Các bên sẽ thông qua và duy trì trong các đạo luật và quy định cũng như trong thực tiễn những quyền lao động cơ bản được nêu trong Tuyên bố 1998 của ILO: (a) tự do liên kết và thương lượng tập thể; (b) xóa bỏ lao động cưỡng bức; (c) xóa bỏ lao động trẻ em; (d) xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử trong lao động (Mức thông qua và duy trì là mức độ cam kết cao nhất trong các FTA trên thế giới); Quy định trong luật pháp và thực hiện trong thực tiễn những điều kiện làm việc ở mức chấp nhận được về lương tối thiểu, giờ làm việc và an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
Cam kết riêng về lao động của Việt Nam trong CPTPP được thể hiện trong thư trao đổi giữa Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng 10 nước CPTPP: (1). Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ (cam kết chung) trong Chương Lao động kể từ ngày CPTPP có hiệu lực với Việt Nam; (2). Đối với các phạm vi của Việt Nam (nếu có) liên quan tới các cam kết chung trong Chương Lao động thì các nước sẽ không áp dụng các biện pháp đình chỉ các ưu đãi thương mại đối với Việt Nam trong thời gian 3 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực; (3). Đối với các vi phạm của Việt Nam (nếu có) đối với quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể thì các nước sẽ không áp dụng các biện pháp đình chỉ các ưu đãi thương mại đối với Việt Nam trong thời gian 5 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực; (4). Trong thời gian từ khi CPTPP có hiệu lực 5 năm đến trước khi CPTPP có hiệu lực 7 năm, các vấn đề liên quan đến vi phạm của Việt Nam (nếu có) về quyền tự do hiệp hội sẽ tiếp tục được các bên rà soát trong khuôn khổ Hội đồng lao động của CPTPP theo điều 19.12.
Quang cảnh buổi tọa đàm |
Lý giải về việc đưa nội dung cam kết lao động vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Nguyễn Mạnh Cường cho biết: Theo quy định khi đàm phán và gia nhập các hiệp định, các nước không được tạo ra lợi thế cạnh tranh thương mại bằng việc hạ thấp tiêu chuẩn lao động. Việc tuân thủ các điều kiện, cam kết về lao động là xu thế không thể tránh các nước tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA). Cụ thể, vào năm 1995 mới chỉ có 3 hiệp định FTA có nội dung cam kết về lao động (chiếm 7.3%) thì đến năm 2016 đã có tới 77 trong tổng số 267 FTA được ký kết ở 136 quốc gia có nội dung về lao động (chiếm 28.8%). Trong đó, 62% mang tính thúc đẩy, 38% mang tính điều kiện (rơi vào các hiệp định của Mỹ, Canada và EU).
Đánh giá tác động của CPTPP đối với vấn đề lao động việc làm ở Việt Nam, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội Đào Quang Vinh cho biết, khi gia nhập CPTPP, các ngành mà Việt Nam có lợi thế như: dệt may, da giày, thủy sản, chế biến gỗ, lắp ráp điện tử… cần chuẩn bị chu đáo về nguồn lực lao động. Cái khó nhất hiện nay là làm cách nào để chúng ta khai thác được các lợi thế về thị trường khi gia nhập CPTPP khi thuế suất giảm. Mấu chốt nằm ở vấn đề đầu tư và nguồn lực lao động, năng suất lao động. “Chất lượng lao động, năng suất là điều kiện để hàng hoá của chúng ta làm ra được các thị trường trong khu vực CPTPP chấp nhận” – Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội Đào Quang Vinh khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30