Cải thiện hệ thống quản trị để tăng cường đóng góp của lao động di cư
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện có nhiều đóng góp mang ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam thông qua lượng kiều hối gửi về nước. Theo ước tính của Chính phủ, mỗi năm lượng kiều hối mà người lao động Việt Nam gửi về là 2,5 - 3 tỉ USD.
Lao động Việt Nam dự thi tiếng Hàn để đăng ký đi làm việc tại Hàn Quốc |
Theo ILO, mặc dù đi làm việc ở nước ngoài có nhiều tác động tích cực đối với các cá nhân, cộng đồng, quốc gia phái cử và tiếp nhận, nhưng người lao động di cư vẫn có thể gặp phải rủi ro bị bóc lột, bao gồm lao động cưỡng bức và buôn bán người. Tình trạng này một phần do các khoản chi phí di cư lao động cao và những thách thức trong triển khai các biện pháp bảo vệ.
Theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong giai đoạn 2007-2017, đã có hơn 1 triệu lao động làm việc ở nước ngoài, trung bình mỗi năm có 93.000 người xuất cảnh. Khoảng 1/3 trong số đó là phụ nữ và tỉ lệ lao động di cư là nữ vẫn đang tăng lên. Tuy nhiên, những số liệu này chỉ cho thấy tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không nắm bắt được các trường hợp di cư lao động không theo các kênh chính thức.
Lao động di cư Việt Nam chủ yếu làm việc trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp và ngư nghiệp. Đó là những công việc thường chỉ đòi hỏi một vài kỹ năng cơ bản. Trong số các nghề này, nghề giúp việc gia đình và đánh bắt cá được xem là dễ tổn thương nhất, do nơi làm việc bị cô lập và thường xuyên thiếu các biện pháp bảo vệ đầy đủ về mặt pháp lý.
“Hiện tồn tại những thách thức lớn trong quản lý nhằm đảm bảo việc làm thỏa đáng cho người lao động di cư, đặc biệt là tại các quốc gia không có pháp luật đầy đủ bảo vệ quyền lao động cho họ,” TS Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam cho biết.
Trong nhiều trường hợp, người lao động Việt Nam gặp khó khăn khi tiếp cận quyền của mình tại nơi làm việc. Các khoản nợ do phí và lệ phí di cư lao động quá cao có thể là trở ngại khiến người lao động không dám rời bỏ nơi làm việc có yếu tố bóc lột và bạo lực. Nhưng ngược lại, các khoản phí và chi phí cao lại có thể khiến người lao động tìm kiếm các công việc được trả lương cao hơn trong thời gian ở quốc gia đến làm việc, để họ có cơ hội trả nợ. Thông thường, việc thay đổi công việc tại quốc gia tiếp nhận là không khả thi, nên người lao động liều lĩnh chấp nhận trở thành lao động di cư không có giấy tờ hợp pháp.
Một nghiên cứu do ILO và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tiến hành vào năm 2017 cho thấy rằng người lao động Việt Nam trở về từ Malaysia và Thái Lan đã phải trả phí xuất khẩu lao động cao hơn so các quốc gia khác trong khu vực. Người lao động Việt Nam cũng phải vay nợ nhiều nhất và cần nhiều thời gian nhất – tới 11 tháng – để trả hết các khoản nợ của mình.
“Những khoản nợ này khiến người lao động Việt Nam dễ trở thành nạn nân của nạn buôn bán người và lao động cưỡng bức,” Giám đốc ILO Việt Nam cho biết, “do những người có mưu toan lạm dụng, bóc lột hoặc lừa đảo lợi dụng điều đó để thao túng người lao động.”
Vì vậy, TS Lee cho rằng: Để bảo vệ người lao động không bị lạm dụng và lừa đảo trong quá trình tuyển dụng và để giảm chi phí di cư lao động, Chính phủ Việt Nam, các công ty tuyển dụng và công đoàn cần tiếp tục nỗ lực nhằm cải thiện hệ thống quản trị di cư lao động.
Giám đốc ILO Việt Nam cũng kêu gọi xây dựng hệ thống kết nối chặt chẽ hơn giữa khung pháp lý về lao động và hình sự để ngăn ngừa tình trạng các vi phạm về lao động phát triển thành cưỡng bức lao động và mua bán người, đồng thời nhằm xác định và đưa thủ phạm ra trước công lý.
“Việc sửa đổi Luật 72 về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đang diễn ra là cơ hội để rà soát lại các chính sách về di cư lao động, tăng cường các quy định và giám sát các thông lệ tuyển dụng nhằm bảo vệ người lao động tốt hơn, chống lại tình trạng lao động cưỡng bức và nạn buôn bán người, tăng cường những đóng góp của lao động di cư vào phát triển kinh tế,” TS Chang-Hee Lee cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03