Bạn biết gì về mít?
Công dụng bất ngờ của mãng cầu xiêm | |
Thực chất về trái cây gây nóng? |
Mít là loại quả được ưu chuộng không chỉ người dân Việt. Hạt mít thậm chí còn được sử dụng để nấu ăn. Tuy nhiên, bạn biết gì về loại quả nhiệt đới này? Lợi ích chúng đem lại cho cơ thể là gì? Và những tác dụng phụ của chúng ra sao?
Lợi ích của mít
Theo Boldsky, mít có nhiều tác động tích cực đến cơ thể con người như:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Là một nguồn giàu vitamin C và có chứa chất chống ôxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh như cảm lạnh, cảm cúm và ho.
- Giàu protein: Loại trái cây nhiệt đới này rất giàu chất đạm có thể ăn mình nó hoặc trộn với salad trái cây. Đó là một món khai vị tự nhiên có chứa một lượng protein cao.
- Bổ sung năng lượng: Mít được coi là loại trái cây giàu năng lượng do sự hiện diện của lượng calo và carbohydrate cao, chúng còn chứa các loại đường như của fructose và sucrose, cung cấp cho cơ thể năng lượng gần như lập tức cho tất cả hoạt động hằng ngày của bạn. Và đặc biệt mít lại không chứa chất béo bão hòa, cholesterol.
- Tốt cho huyết áp, tim mạch: Hàm lượng kali được chứng minh có tác dụng kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Hơn nữa, do sự hiện diện của vitamin B6, mít làm giảm mức homocysteine trong máu, từ đó giữ cho trái tim khỏe mạnh và hoạt động tốt.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Mít chứa nhiều chất xơ, vì vậy chúng làm ngăn ngừa táo bón, làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra một cách thích hợp. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già. Ngoài ra, tính chống loét của mít làm giảm sự xuất hiện của bệnh loét và rối loạn tiêu hóa.
- Tốt cho mắt và làn da: Trái cây nhiệt đới này chứa rất nhiều chất chống ôxy hóa giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và sự xuất hiện đục thủy tinh thể, đồng hồng là yếu tố chống lão hóa làn da. Hơn nữa, sự hiện diện của vitamin A làm cho nó trở thành một thực phẩm quan trọng để có một đôi mắt khỏe, giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà.
- Cải thiện sức khỏe xương: Mít là một nguồn giàu canxi giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa sự loãng xương. Mức độ kali cao cũng làm giảm sự mất canxi qua thận, tăng mật độ xương. Loại quả này cũng giàu magiê, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến bộ phận này.
- Ngăn ngừa thiếu máu: Trong số lợi ích sức khỏe của nó, mít cũng giúp giảm bệnh thiếu máu. Sự hiện diện của vitamin C, K, E, A, B6, niacin, acid pantothenic, folate, magiê, đồng và mangan, mít giúp tạo ra máu một cách tự nhiên trong cơ thể. Nó cũng làm tăng khả năng hấp thu chất sắt từ thực phẩm và làm tăng lượng máu cần thiết cho người trưởng thành. Đối với những người ăn kiêng, mít là loại trái cây tuyệt vời để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không sợ bị béo phì.
- Ngăn ngừa ung thư: Sự hiện diện của các chất chống ôxy hóa trong mít làm cho nó trở thành một chất dinh dưỡng quan trọng để bảo vệ tế bào ADN khỏi sự tấn công của các gốc tự do dẫn đến sự gia tăng của các tế bào ung thư. Nó giúp loại bỏ các chất độc, làm sạch ruột già, do đó làm giảm nguy cơ tiềm ẩn việc mời ung thư ruột già.
Mít tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, làn da... Ảnh: Internet |
Tác dụng phụ của mít
Tuy mít mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng để lại tác dụng phụ cho cơ thể. TS-BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng (Viện Y học ứng dụng Việt Nam), trả lời trên Zingrằng: “Loại quả này có thể làm tăng đông máu ở những người mắc các rối loạn đông máu, gây ảnh hưởng đến mức độ đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Những người đang muốn mang thai nên tránh ăn mít bởi chúng có thể gây ức chế ham muốn tình dục, giảm cảm giác khi được kích thích tình dục và giảm khả năng, sức lực ở nam giới. Chuyên gia cũng cho biết việc ăn quá nhiều mít cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ cao”.
Ngoài ra, theo TS Sơn, những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, tiểu đường, người mắc suy thận mãn tính và suy nhược sức khỏe thì thận trọng khi ăn loại quả này.
Và lưu ý vì hàm lượng đường trong mít cao, nếu ăn lúc đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu của cơ thể đột ngột tăng cao. Điều này không tốt cho sức khỏe, chỉ nên dùng sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng.
Theo Nguyên Hà/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00