Bà bầu ăn nhiều đồ ngọt dễ bị đái tháo đường thai kì
6 hành động của bà bầu gây nguy hiểm cho thai nhi | |
Bà bầu có nên uống trà xanh? |
Thực phẩm bất lợi cho sức khỏe
Theo TS.BS Trần Nhật Thăng, Trưởng đơn vị Chẩn đoán trước sinh Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD), không giống như bệnh lý đái tháo đường thông thường có nguyên nhân từ việc tuyến tụy không sản xuất hay sản xuất không đủ Insulin, ĐTĐTK là bệnh lý thai kỳ thoáng qua, xảy ra do những hóc-môn kích thích mà bánh nhau tạo ra trong giai đoạn mang thai. Những hóc - môn này chính là tín hiệu kích thích để chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ được truyền sang thai nhi, cũng như khiến thai phụ thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường.
Trong quá trình mang thai, thai phụ cần cẩn trọng trước những bất thường của cơ thể. Ảnh BV |
“Vì vậy, rất nhiều phụ nữ có lối sống lành mạnh, chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý trước khi mang thai, nhưng khi bước vào thai kỳ, họ lại muốn ăn nhiều đồ ngọt hoặc các thực phẩm được cho là không có lợi cho sức khỏe. Nếu thai phụ không kiểm soát được sự thèm ngọt của bản thân trong giai đoạn này, cũng như không nhận được sự tư vấn, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ các bác sĩ thì nguy cơ thai phụ mắc ĐTĐTK là rất cao”, bác sĩ Thăng nhấn mạnh.
Vừa qua, Khoa Phụ sản BV ĐHYD vừa tiếp nhận trường hợp của thai phụ Mai Thị C. (30 tuổi, tại TPHCM), trước khi mang thai, chị C. có lối sống, chế độ ăn uống và luyện tập rất lành mạnh. Thế nhưng khi bước vào thai kỳ, chị bị nghén nặng, rất khó ăn trong 3 tháng đầu. Sau đó, chị C. trở nên thèm ăn và ăn rất nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, sô cô la, trà sữa…
Mỗi lần khám thai, chị đều được bác sĩ khuyến cáo về nguy cơ mắc ĐTĐTK và tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nhưng do không cảm thấy dấu hiệu gì bất thường mà cân nặng vẫn tăng đều đều, chị C. tin rằng bản thân mình và thai nhi vẫn khỏe mạnh. Đến tuần thứ 20 của thai kỳ, chị C. kiểm tra đường huyết và được chẩn đoán mắc ĐTĐTK. Tuy nhiên, thai phụ vẫn tiếp tục chế độ ăn nhiều đường vì không cưỡng nổi cơn thèm ngọt của bản thân. Đến tuần thứ 37, người bệnh đột ngột không cảm thấy thai máy nữa nên được gia đình đưa đi khám, kết quả siêu âm phát hiện thai nhi chết lưu trong bụng mẹ.
BS. Thăng cho biết: “Đây là một trường hợp vô cùng đáng tiếc, vì thai phụ đã được cảnh báo về các nguy cơ và tư vấn chế độ dinh dưỡng thai kỳ kĩ lưỡng. Thế nhưng do sự chủ quan của người mẹ đã dẫn đến hậu quả thương tâm cho em bé và buộc các bác sĩ phải chỉ định chủ động chấm dứt thai kỳ”.
Nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Bệnh lý ĐTĐTK không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ, mà còn để lại nhiều hậu quả trên thai nhi, thậm chí những hậu quả này sẽ tồn tại lâu dài ngay cả sau khi em bé chào đời. ĐTĐTK khiến thai phụ đối mặt với những nguy cơ như đa ối, sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật, nhiễm trùng thận, quá trình chuyển dạ kéo dài, sinh khó, sang chấn và băng huyết sau sinh, rối loạn đường huyết dẫn tới hôn mê…
Về phía thai nhi, ĐTĐTK sẽ làm gia tăng tỉ lệ dị tật thai, thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (thai quá to hoặc quá nhỏ). Thai quá to có thể gặp phải các sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay… Thậm chí, thai nhi có thể chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao mà không có bất kì dấu hiệu báo trước nào. Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh có mẹ bị ĐTĐTK thường dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da…đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch khi trưởng thành.
TS.BS Trần Nhật Thăng cũng khuyến cáo rằng 1.000 ngày đầu tiên của cuộc đời là quãng thời gian quan trọng, có yếu tố quyết định chất lượng sức khỏe của mỗi đứa trẻ. Quãng thời gian này được tính ngay từ lúc mầm sống đầu tiên được hình thành trong bụng mẹ, bao gồm cả giai đoạn mang thai. Vì vậy, bất kì bất thường nào về sức khỏe xảy ra với thai phụ trong thai kỳ đều có thể trở thành những nguy cơ đối với thai nhi và để lại những hệ lụy sau này. Cho nên, tất cả phụ nữ có thai đều nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết (OGTT) uống 75 gram glucose để tầm soát và kịp thời phát hiện, điều trị ĐTĐTK. Bên cạnh đó, thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, rau quả tươi… và hạn chế ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo để hạn chế nguy cơ mắc ĐTĐTK.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00