6 nội dung đóng góp, sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Quán triệt Nghị quyết Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVI | |
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội XII Công đoàn Việt Nam | |
Thắp sáng ước mơ con công nhân có hoàn cảnh khó khăn |
Đồng chí Phạm Bá Vĩnh - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội góp ý kiến sửa đổi Dự thảo Điều lệ Công đoàn |
Cụ thể, về đối tượng kết nạp đoàn viên công đoàn (Điều 1 Dự thảo), đoàn Hà Nội nhất trí với Dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định về đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam. Tuy nhiên, cần bổ sung quy định chi tiết hơn trong Hướng dẫn thi hành Điều lệ cho phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế khi có thay đổi để thuận tiện trong quá trình tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên mới.
Đối với Dự thảo liên quan đến Đại hội Công đoàn các cấp (Điều 8 Dự thảo) và Hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể Công đoàn các cấp (Điều 9), Điều 8 Dự thảo đã giải quyết được vướng mắc trong thực tiễn tổ chức đại hội công đoàn các cấp, việc điều chỉnh thời gian đại hội của công đoàn cấp dưới phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên tạo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo, giảm một số thủ tục hành chính và chi phí tốn kém không cần thiết. Tuy nhiên, Điểm 4, Điều 8 cần bổ sung Người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật của Đảng, chuyên môn, công đoàn; người bị khởi tố theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biểu dự đại hội, hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể công đoàn.
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ để quy định rõ các trường hợp tổ chức hội nghị công đoàn; quy định rõ số lượng, thành phần, tư cách đại biểu dự hội nghị và những tình huống cụ thể sẽ tổ chức hội nghị ban chấp hành mở rộng để linh hoạt vận dụng trong thực tiễn.
Dự thảo nguyên tắc, hình thức bầu cử tại Đại hội, hội nghị Công đoàn (Điều 10), quy định này giúp rút ngắn thủ tục bầu cử trong những tình huống cụ thể. Tuy nhiên theo chúng tôi cần quy định rõ các trường hợp được áp dụng và chỉ nên thực hiện khi bầu cử không có số dư hoặc bầu cử một số chức danh trong ban chấp hành công đoàn sau khi đã thực hiện quy trình chuẩn bị nhân sự rất kỹ dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng...
Tại Điều 14 về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể CĐCS, nghiệp đoàn, chúng tôi đề nghị sửa đổi quy định trong quy trình thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn theo hướng ngắn gọn và rõ ràng hơn. Các thủ tục cụ thể, đề nghị giao Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn thực hiện. Trong quá trình thực hiện Điều lệ Công đoàn, một trong những vấn đề vướng mắc là chưa có các quy định rõ về điều kiện, thủ tục giải thể Công đoàn. Đề nghị bổ sung quy định, hướng dẫn rõ điều kiện, thủ tục, quy trình giải thể CĐCS.
Liên quan đến vấn đề quy định LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương (Điều 19, Điều 20), đề xuất sửa đổi, làm rõ nhiệm vụ, đối tượng tập hợp của LĐLĐ địa phương và Công đoàn ngành trung ương; giữa các LĐLĐ cấp huyện và công đoàn ngành địa phương với nhau; về cơ chế phối hợp chỉ đạo hoạt động công đoàn theo ngành, nghề, nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm tham gia giải quyết tranh chấp lao động, gắn với điều tiết kinh phí giữa các cấp công đoàn phù hợp cần có quy định bằng văn bản riêng; Đề nghị bổ sung quy định đánh giá, xếp loại tổ chức công đoàn hằng năm vào Điều lệ và giao Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn cụ thể.
Toàn cảnh Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII |
Nội dung cuối cùng liên quan đến quy định tại Điểm 8, Điều 23: “Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện quyền, trách nhiệm sở hữu tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật. Có quyền quản lý tài chính, tài sản công đoàn trong cả hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam”. Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình sắp xếp tổ chức, bộ máy của tổ chức công đoàn, nhất là sắp xếp các đơn vị sự nghiệp gặp nhiều vướng mắc do một số quy định về thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập; về quản lý biên chế... của Tổng LĐLĐViệt Nam chưa thống nhất với các quy định của Đảng, của Nhà nước. Đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương ban hành hướng dẫn để các cấp công đoàn triển khai thực hiện đảm bảo quy định của Đảng, của Nhà nước cũng Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Sau khi tham gia góp ý vào Điều lệ Công đoàn, tại diễn đàn, đại diện đoàn đại biểu LĐLĐ thành phố Hà Nội cũng đề xuất một số nội dung như sau:
Thứ nhất, để cán bộ công đoàn các cấp thực sự do đoàn viên và người lao động lựa chọn qua bầu cử, xứng đáng là thủ lĩnh của người lao động, có bản lĩnh và đại diện cho ý chí nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; người lao động gửi gắm niềm tin và sẵn sàng đóng đoàn phí để phục vụ cho hoạt động cũng như trả lương cho cán bộ công đoàn thì Điều lệ Công đoàn cần quy định hình thức tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn theo hướng trưởng thành từ thực tiễn phong trào công nhân và hoạt động công đoàn; tập trung bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đội ngũ cán bộ CĐCS ở khu vực ngoài nhà nước.
Thứ hai, cần tăng cường nguồn nhân lực cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nhằm giảm bớt những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động hiện nay.
Thứ ba, Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội nên vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa thực hiện các nội dung nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Để thể hiện vai trò, chức năng “bẩm sinh” của công đoàn là chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong tình hình mới thì cần chọn lọc những nội dung trọng tâm, trọng điểm để tập trung thực hiện nội dung, chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Thứ tư, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần nghiên cứu, hướng dẫn thành lập và mô hình hoạt động của CĐCS ở những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề có nhiều chi nhánh đóng tại nhiều địa phương khác nhau thì nên có qui định theo hướng Chi nhánh đăng ký kinh doanh và đóng bảo hiểm ở tỉnh nào thì thành lập và tham gia hoạt động công đoàn ở tỉnh đó.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội
Hoạt động 19/11/2024 21:01