4 câu chuyện du học truyền cảm hứng mạnh của năm 2016
Chàng trai trẻ theo đuổi đam mê đến cùng | |
5 chàng trai Việt “giành vé” vào trường ĐH đáng mơ ước nhất thế giới |
Cô gái người Dao bị bắt nghỉ học để cưới chồng giành học bổng đến Đức
Chảo Thị Yến (sinh năm 1990) là con thứ ba trong gia đình có 4 anh chị em ở thôn Ngám Xá, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tốt nghiệp lớp 9, cũng như bao gia đình miền núi khác, bố mẹ bắt Yến nghỉ học làm rẫy, chuẩn bị gả chồng.
Chảo Thị Yến bằng nỗ lực và khao khát cháy bỏng đã vượt qua nếp suy nghĩ cũ để có được suất học bổng toàn phần Thạc sĩ tại Đức |
Suốt 3 năm trời ở nhà gần như không ngày nào Yến không nhắc đến việc đi học, cuối cùng mẹ Yến thương con gái nên gật đầu đồng ý. Học xong cấp 3, Yến thi vào trường Đại học Lâm Nghiệp (Hà Nội) với mong muốn “trở thành kiểm lâm bảo vệ rừng, ngăn cho cây không bị chặt phá bừa bãi”.
Vừa học, Yến vừa xin làm thêm trong sân golf để đỡ gánh nặng cho bố mẹ. Từ năm thứ 3, kì nào Yến cũng giành học bổng cho sinh viên xuất sắc. Điểm khóa luận tốt nghiệp của cô cao thứ 2 toàn khóa, điểm tổng kết chung xếp thứ 3 toàn khóa. Ra trường, Yến làm phiên dịch cho một công ty may, rồi làm bộ phận chăm sóc khách hàng cho một công ty du lịch ở Lào Cai. Thế nhưng, giấc mơ bảo vệ rừng ngày nào vẫn còn nguyên đó.
Bằng nỗ lực và khát khao cháy bỏng cùng sự giúp đỡ của thầy giáo nước ngoài, Yến xuất sắc giành học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững trị giá hơn 50.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng) từ ĐH Gottingen (Đức).
“Thiếu tiền, thừa quyết tâm”, con gái cô lao công vào ĐH Harvard
Câu chuyện về hành trình vươn mình ra thế giới của Trần Thị Diệu Liên, trong suốt 5 năm qua, có thể khiến bạn thêm tin rằng không tiền vẫn có thể du học, nếu động lực đủ mạnh.
Gia đình có bố là thợ làm biển quảng cáo, mẹ là lao công nên việc học tập ở trường cũng như quá trình chuẩn bị hồ sơ xin học bổng của Liên gần như dựa hoàn toàn vào khả năng tự học và sự nỗ lực của bản thân em.
Câu chuyện con gái cô lao công giành học bổng khoảng 6,8 tỉ đồng của Harvard là minh chứng cho nỗ lực vượt khó của bạn trẻ Việt. |
Khi còn là học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩa, Liên biết đến học bổng A*Star của Chính phủ Singapore. Nhưng sau mọi cố gắng, em chỉ dừng chân ở vòng phỏng vấn. Lần thứ 2, Liên nộp đơn du học năm lớp 12 nhưng vẫn không được như ý muốn.
Sau những lần thất bại, Liên nhận ra rằng, dường như điểm SAT không cao là điểm yếu của bản thân và quyết tâm khắc phục. Thành công với học bổng toàn phần 302.920 USD cho 4 năm học ĐH Harvard (khoảng 6,8 tỉ đồng) là kết quả mỹ mãn cho một nghị lực vượt khó mạnh mẽ và đứng dậy sau những vấp ngã.
Bố của Liên - ông Trần Văn Dư (52 tuổi) cho biết, con gái vốn trầm tính, khiêm tốn và nỗ lực trong học tập. "Ngay khi cả nhà nhận được tin Liên đoạt học bổng Harvard, ai cũng mừng vui nhưng cháu dặn đừng cho ai biết", ông Dư nói.
Nữ sinh Quảng Ngãi và câu chuyện “vẫn có thể”
Nữ sinh 17 tuổi Võ Tường An có lẽ là nhân vật “quyền lực” nhất mùa tuyển sinh quốc tế năm 2016 với học bổng từ 12 trường đại học hàng đầu nước Mỹ.
Võ Tường An với kỳ tích giành học bổng 12 trường ĐH hàng đầu của Mỹ. |
Vào khoảng 5 năm trước, với Tường An, việc đến với đại học Mỹ khá là xa vời vì khó khăn từ khả năng ngoại ngữ đến thiếu thông tin. Lúc đó ở Bình Sơn, Quảng Ngãi còn chưa có trung tâm ngoại ngữ, em được gia đình tạo điều kiện để học online, qua skype, các trang mạng và học vào mùa hè để chuẩn bị cho bộ hồ sơ du học trung học.
Cô gái Việt đã xuất sắc chinh phục hơn 10 trường ĐH hàng đầu thế giới, trong đó có 4 cái tên “đình đám” góp mặt ở nhóm trường Ivy league là ĐH Harvard, Yale, Cornell, Dartmouth và ĐH Stanford (nơi có tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn so với bất kỳ trường Ivy League nào).
“Vẫn có thể!... Chuyện vào đại học Mỹ vài năm trước đối với em từ Quảng Ngãi là viễn vọng nhưng nó có thể trở thành hiện thực. Không phải lúc nào chúng ta cũng ở một vị trí tốt, nhưng cũng không có nghĩa là vị trí đó là mãi mãi”, cô gái 17 tuổi nhấn mạnh.
Cô bé “làng chài” đến Mỹ với học bổng 6 tỷ đồng
Sinh ra ở một làng chài nhỏ ở Hà Tĩnh nhưng từ lâu, Nguyễn Thị Hà Giang (sinh năm 1997) đã luôn mơ ước được vươn xa. Cũng chính sức mạnh của ước mơ đã cho Giang động lực để vượt lên những thất bại và đưa ra những quyết định khá mạo hiểm sau khi trượt học bổng UWC năm lớp 11.
Trải qua một thời gian khó khăn để định hướng lại con đường phía trước, Giang lấy lại cân bằng tâm lý và giữ bản thân luôn bận rộn, đầy năng lượng với tinh thần tích cực. Em nhanh chóng trở lại với hành trình chinh phục học bổng và lần này, điểm đến của giấc mơ là Hoa Kỳ.
Bất kì giấc mơ nào cũng có thể thành hiện thực nếu chúng ta tin tưởng, kiên trì, liên tục nỗ lực và tiến lên không ngừng”, Hà Giang (phải) tâm sự. |
Không kịp nộp hồ sơ để lên đường cùng các bạn cùng tuổi, Giang đứng trước hai lựa chọn khó khăn. Một là, sẽ vừa nhập học trường Đại học Ngoại Thương vừa chuẩn bị cho kì thi SAT (kì thi chuẩn hóa của đại học Mỹ), hai là từ chối cơ hội đó và chỉ tập trung toàn tâm toàn ý vào mục tiêu du học.
Tiễn bạn bè lên đường ra thủ đô học tập, Hà Giang tiếp tục ở nhà “dùi mài kinh sử”, tự học SAT và nộp hồ sơ vào các trường. Sau gần nửa năm, lựa chọn số 1 cho vòng nộp đơn sớm - Đại học Pitzer ở bang California đã chấp nhận hồ sơ và cấp học bổng 6 tỷ đồng cho cô nàng. Không những thế, 9X Việt còn đỗ 5 ngôi trường khác tại Mỹ.
“Nhiều người luôn hỏi em, tại sao một cô bé sinh ra ở một làng chài nhỏ lại ấp ủ giấc mơ lớn đến thế ? Lý do đúng nhất có lẽ vì mình luôn nhìn cuộc sống này qua con mắt của trẻ thơ. Những đứa trẻ luôn dám ước mơ, trong mắt chúng, không có giấc mơ thực tế hay giấc mơ viển vông. Bất kì giấc mơ nào cũng có thể thành hiện thực nếu chúng ta tin tưởng, kiên trì, liên tục nỗ lực và tiến lên không ngừng”, Hà Giang tâm sự.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58