289 doanh nghiệp nhà nước sẽ được “rao bán” trong năm nay
Các doanh nghiệp nhà nước đã đóng góp khoảng 1/3 GDP và 30% tổng thu ngân sách nhà nước
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, trả lời chất vấn của các đại biểu Lê Đắc Lâm, Nguyễn Đức Thanh, Đỗ Văn Vẻ, Vũ Tiến Lộc về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và sử dụng nguồn vốn thu được từ cổ phần hóa, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, đã nhiều giải pháp đã được triển khai thực hiện từ đầu những năm 1990 để nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực danh nghiệp này.
Cụ thể, với các phương án sáp nhập, hợp nhất, giao, bán, khoán, cho thuê, giải thể, phá sản và cổ phần hóa, số lượng DNNN đã giảm đáng kể, từ hơn 12.000 doanh nghiệp năm 1990 xuống còn trên 5.600 doanh nghiệp năm 2000, còn hơn 1.350 doanh nghiệp năm 2010 và còn 949 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vào cuối năm 2013. Dự kiến đến cuối năm 2014 còn dưới 800 doanh nghiệp.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi nông lâm trường quốc doanh thành các Công ty nông, lâm nghiệp, đến nay đã sắp xếp 185 nông trường thành 138 công ty; 256 lâm trường thành 151 công ty và 91 Ban quản lý rừng phòng hộ.
Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 20/20 Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015. Cùng với đó, các Bộ ngành, địa phương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước đã rà soát, điều chỉnh và phê duyệt các đề án tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
Từ năm 2011 đến hết năm 2013, cả nước đã sắp xếp được 180 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 99 doanh nghiệp và bằng các hình thức khác 81 doanh nghiệp. Kế hoạch năm 2014-2015 đề ra mục tiêu cổ phần hóa 432 doanh nghiệp. Năm 2014 đã tái cơ cấu được 167 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 143 doanh nghiệp. Đã thoái vốn được trên 6.000 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần so với năm 2013.
Doanh nghiệp nhà nước cơ bản thực hiện được vai trò, nhiệm vụ được giao và đã tập trung hơn vào những lĩnh vực mà Nhà nước cần nắm giữ. Quy mô, hiệu quả hoạt động được cải thiện; năng lực cạnh tranh được nâng lên; vốn nhà nước được bảo toàn và phát triển; góp phần quan trọng vào ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Năm 2012 - 2013, các doanh nghiệp nhà nước đã đóng góp khoảng 1/3 GDP và 30% tổng thu ngân sách nhà nước.
Tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước tăng từ 2.274 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên 2.869 nghìn tỷ đồng năm 2013, tăng bình quân 12,3%/năm. Vốn chủ sở hữu tăng từ 810 nghìn tỷ đồng năm 2011 lên 1.146 nghìn tỷ đồng năm 2013, tăng bình quân 17,4%/năm. Năm 2013, Lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước tăng 15%; nộp ngân sách nhà nước tăng 23%.
Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa được cải thiện đáng kể. Tổng hợp số liệu báo cáo của 2.400 doanh nghiệp sau một năm cổ phần hóa, vốn điều lệ tăng bình quân 68%; doanh thu tăng 34%; lợi nhuận sau thuế tăng 99,9%; nộp ngân sách tăng 47%; thu nhập bình quân đầu người tăng 76,9%.
Không được đưa vốn bán cổ phần DNNN vào chi thường xuyên
Thủ tưởng khẳng định, việc thực hiện chính sách bình đẳng giữa các doanh nghiệp luôn được Quốc hội, Chính phủ quan tâm, chỉ đạo thực hiện cùng với quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật Doanh nghiệp 2005 đã tạo ra mặt bằng pháp lý chung giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được đối xử công bằng, bình đẳng trước pháp luật và trong tiếp cận các nguồn lực, nhất là vốn, lao động, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, các chính sách thuế, hải quan…
58958
Về việc tách chức năng quản lý nhà nước của các Bộ, ngành ra khỏi chức năng chủ sở hữu DNNN và thiết lập một cơ quan chuyên quản với doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đã ban hành cơ chế phân công, phân cấp việc thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; trong đó quy định rõ hơn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện quản lý của chủ sở hữu đối với DNNN.
Việc hình thành một cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước là một trong những giải pháp được đề xuất. Để có đầy đủ cơ sở thực tiễn và pháp lý cho việc này, vừa qua Chính phủ đã giao cơ quan chức năng sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 99/2012/NĐ-CP, nghiên cứu đề xuất mô hình thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước trên cơ sở tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu.
Về sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX, số tiền thu được từ bán cổ phần dùng để thực hiện chính sách đối với người lao động và để Nhà nước tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, không được đưa vào ngân sách để chi thường xuyên.
Nguồn thu từ cổ phần hóa tập trung về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa DNNN và được sử dụng để hỗ trợ giải quyết chính sách cho lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi DNNN; bổ sung vốn điều lệ cho DNNN; đầu tư bổ sung vốn để duy trì hoặc tăng tỷ lệ phần vốn nhà nước đang tham gia tại các doanh nghiệp khác; đầu tư vào các dự án quan trọng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Thủ tướng, việc tái cơ cấu DNNN vẫn còn hạn chế. Một số khó khăn vướng mắc trong thực hiện tái cơ cấu chưa được xử lý kịp thời. Việc phê duyệt đề án tái cơ cấu và cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành còn chậm. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực. Vốn nhà nước tăng mạnh nhưng doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách chưa tăng tương ứng. Trình độ công nghệ, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp còn thấp. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của một số doanh nghiệp còn cao và năng lực quản trị còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tách bạch rõ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động công ích. Một số doanh nghiệp chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Việc phá sản doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.
Chính phủ đặt mục tiêu, đến cuối năm 2015 cơ bản hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn ngoài ngành. Giai đoạn 2016-2020 sẽ tiếp tục tái cơ cấu, trọng tâm là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bao gồm cả công ty nông, lâm nghiệp. Nhà nước chỉ giữ cổ phần chi phối (trên 50%) ở những lĩnh vực then chốt, đặc biệt quan trọng...
Theo Bích Diệp/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55