Ngành du lịch Việt Nam: Cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực
6 “nỗi sợ” của ngành du lịch Việt Nam: Hy vọng sẽ được hóa giải | |
Nhân lực ngành du lịch: Đã sẵn sàng cho hội nhập khu vực? | |
Năm 2015, kỳ vọng tăng trưởng cho ngành du lịch |
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (ITDR), với tốc độ tăng trưởng là 6,2%/năm trong giai đoạn 2011-2015, đến hết năm 2015, nhu cầu nhân lực làm việc trực tiếp (hướng dẫn viên du lịch, lễ tân…) trong ngành du lịch ước cần 620.000 người. Và 5 năm nữa, con số này lên đến 870.000 lao động trực tiếp với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020 là 7,0%/năm.
Mặc dù vài năm trở lại đây, nhiều cơ sở đào tạo cũng đã tập trung vào lĩnh vực này nhưng vẫn chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu. Đó là chưa nói đến một thực trạng là không chỉ thiếu về số lượng mà ngay cả chất lượng đào tạo cũng là vấn đề lo ngại của không ít doanh nghiệp. Ngành du lịch cho biết, hiện nay công tác quản lý nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của ngành còn bất cập. Tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp thiếu lao động lành nghề, nhưng sau khi tuyển dụng HS-SV vừa tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo thì các doanh nghiệp du lịch lại phải tiếp tục đào tạo lại, bổ túc, bồi dưỡng.... thì mới có thể đáp ứng nhu cầu thực tế. Ngoài ra, việc đào tạo nghệ nhân, giám đốc cùng những chức danh quản lý cao cấp khác... không hề được chú trọng, thậm chí chưa có cơ sở đào tạo nào làm việc này.
Cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực |
Nói về chất lượng của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam còn nhiều điều phải bàn như trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ. Số lao động chưa tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 30% trong tổng số lao động. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch còn thấp, chỉ chiếm khoảng 43% tổng số lao động du lịch. Còn phần lớn là lao động từ ngành khác chuyển sang hoặc lao động chưa qua đào tạo, bồi dưỡng. Trong tổng số, lao động được đào tạo từ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng là 47,3%. Tỷ lệ được đào tạo đại học và sau đại học là 7,4%. Tỷ lệ lao động được bồi dưỡng kiến thức về du lịch là 45,3%. Bên cạnh nhiều DN có đội ngũ quản lý với trình độ chuyên môn cao thì ở nhiều DN đội ngũ quản lý còn thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh, thậm chí không hề có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch. Điều này cũng khá phổ biến ở nhiều DN du lịch thuộc sở hữu nhà nước và đặc biệt là các DN tư nhân ở nhiều địa phương. Trình độ, tay nghề của một bộ phận lớn lực lượng lao động trực tiếp còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, phục vụ du lịch còn theo thói quen, theo kinh nghiệm và chủ yếu theo bản năng tự nhiên. Ngoài ra hơn một nửa lao động làm việc trong du lịch lại rất yếu về ngoại ngữ, đây là một hạn chế rất lớn của du lịch Việt Nam. Theo nghiên cứu của ITDR về trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực ngành du lịch cho thấy, ngoại ngữ tiếng Anh hiện chiếm khoảng 42% nhân lực toàn ngành, tiếng Trung, tiếng Pháp và các tiếng khác với tỷ lệ tương ứng là 5%, 4% và 9% nhân lực. Tuy nhiên, trên thực tế, theo khảo sát đánh giá của nhiều DN lữ hành thì có đến 30-45% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour và 70-80% nhân viên lễ tân nhà hàng không đạt chuẩn ngoại ngữ. Tất cả những hạn chế trên đã tác động rất lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch, đến sự phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian qua. Đó cũng chính là “rào cản” đối với quá trình hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam.
Có thể nói, hiện nay ngành du lịch chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển du lịch, chưa có các chính sách, giải pháp kịp thời, chưa đầu tư đúng về tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho phát triển nguồn nhân lực. Điều này thể hiện ở cả một số chính quyền địa phương và ở nhiều doanh nghiệp. Để đưa du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, yếu tố vô cùng quan trọng là cần quan tâm, chú trọng hơn cho đầu tư phát triển đào tạo nguồn nhân lực.
T.An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Thể thao 23/12/2024 08:15
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Thể thao 23/12/2024 06:13
Trận đấu Việt Nam và Singapore, vừa mở bán đã cháy vé
Thể thao 22/12/2024 16:19
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Âm nhạc 22/12/2024 10:15
Nguyễn Xuân Son lập cú đúp, đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 5 sao
Thể thao 21/12/2024 22:32
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết
Thể thao 21/12/2024 11:46
Aston Villa vs Man City: Chủ nhà khó kiếm 3 điểm
Thể thao 21/12/2024 08:43
Tottenham vs Liverpool: Chiến thắng không hề dễ dàng
Thể thao 21/12/2024 08:42
NSND Trần Hiếu xúc động nhận Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp biểu diễn âm nhạc Việt Nam"
Âm nhạc 20/12/2024 16:55
Á quân Giọng hát hay Hà Nội Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay "Hoàn Kiếm"
Âm nhạc 19/12/2024 17:50