Văn hóa ứng xử của người làm du lịch đã ở mức “báo động đỏ”
SOS văn hóa ứng xử với khách du lịch
Với slogan “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”, ngành du lịch Việt Nam thực sự để lại nhiều ấn tượng với du khách trong nước và quốc tế, những bãi biển trải dài cùng vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và nụ cười thân thiện của người dân đã thực sự làm nên thương hiệu cho du lịch Việt. Đặc biệt, những năm về trước nhiều khách du lịch quốc tế, cũng như khách du lịch trong nước sau khi tham gia các tour du lịch đều hài lòng và cho rằng: Không khó để có được một nụ cười khi đi du lịch ở Việt Nam, người dân vô cùng hiếu khách và đó chính là chìa khóa quan trọng trong việc kết nối văn hóa, đem lại sự hài lòng cho du khách.
Cần nâng cao văn hóa ứng xử của người làm du lịch để phát triển du lịch bền vững |
Thế nhưng, những năm gần đây, chiếc chìa khóa của ngành du lịch đang bị mài mòn. Trong quá trình hội nhập quốc tế, ngành du lịch Việt Nam đang gặp khó bởi nhiều yếu tố, trong đó, ý thức của người dân trong kinh doanh du lịch, dịch vụ…là một trong những vấn đề nổi cộm và ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh du lịch của Việt Nam. Thời gian gần đây đã có nhiều du khách trong và ngoài nước phàn nàn về việc bị những người làm du lịch lừa khi đi taxi, đi ăn, mua sắm, hay phải nhận những lời lẽ thô tục nếu như trả giá hoặc không mua…thậm chí bị hành hung vì dám can thiệp hoặc bóc mẽ mánh khóe kiếm tiền của những người làm du lịch địa phương, tạo nên những hình ảnh không đẹp.
Mới đây, nữ du khách Nguyễn Thị Mỹ Hòa (Đồng Nai) đi du lịch ở Lagi (Bình Thuận), sau khi mua hải sản của những người dân bán hàng tại khu vực ven biển xã Tân Tiến đã phát hiện bị cân thiếu liền thắc mắc với người bán hàng. Thay vì thái độ cầu thị, nhiều người dân làm du lịch ở khu vực này đã lao vào đánh hội đồng chị Hòa, khiến chị bị thương tích nặng ở mặt. Sự việc sau đó đã được công an và chính quyền địa phương tiến hành xử lý, nhưng câu chuyện về văn hóa ứng xử với du khách qua sự việc của chị Hòa, đã khiến nhiều người bất bình và cảm thấy lo lắng. Đây không chỉ là việc cố ý gây thương tích, hay gian lận thương mại của những người làm du lịch, mà còn thể hiện sự thiếu văn hóa trong ứng xử của những người làm du lịch ở địa phương, cũng như sự buông lỏng quản lý khi để sự việc trở thành câu chuyện đã rồi.
Cần thay đổi cách làm, cách ứng xử
Còn nhớ, cách đây ít lâu, một khách du lịch ở TP.HCM bị người bán hàng chặt chém khi phải mua một quả dừa với giá 100 nghìn đồng, cùng những lời lẽ thô tục được chia sẻ trên mạng khiến người dân không khỏi bức xúc. Mọi người đều cho rằng đó là cách làm chộp giật, không lâu dài và tự làm xấu hình ảnh về văn hóa, con người Việt Nam. Hay như vụ ép du khách mua áo thun, chụp hình ở Tam Cốc, Bích Động (Nình Bình); xích lô dù trấn lột du khách khi đi 4km mà phải trả tới 4 triệu đồng…
Những vụ việc trên cho thấy, quan niệm của những người làm du lịch ở nhiều nơi vẫn theo kiểu “ăn xổi” với suy nghĩ: Cứ làm để lấy tiền trước mắt, du khách đó chắc gì đã quay lại đây lần thứ hai. Tư duy ấy thể hiện tính tham lam, thiếu văn hóa trong kinh doanh du lịch. Ít ai nghĩ, với sự phát triển công nghệ thông tin, truyền thông như hiện nay, chỉ cần một vấn đề nhỏ xảy ra ngay lập tức sẽ được chia sẻ một cách rộng rãi, như thế, hình ảnh về cách làm du lịch ở địa phương vô tình bị một số đối tượng làm xấu đi, tạo sự ác cảm trong lòng du khách, thậm chí gây tiếng xấu cho ngành du lịch.
Văn hóa ứng xử của những cá nhân làm du lịch là vậy, nhưng ngay cả một số địa phương quản lý danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử…cũng làm “ngơ” để vấn nạn chặt chém xảy ra, thậm chí họ cũng “vào hùa” với cá nhân trong việc áp giá “bất thường”. Sự việc du khách đi Huế thay vì chỉ mất 70 nghìn đồng/1 lượt thăm quan Đại nội, thì bỗng nhiên phải trả đến 210 nghìn đồng khiến không chỉ du khách mà ngay cả các công ty du lịch cũng bị rơi vào thế đã rồi. Nhưng nếu về lâu dài nếu để du khách trong nước bỏ ra hơn 200 nghìn để thăm quan Đại nội, e rằng là khó và tự nhiên đẩy du khách ra xa.
“Chúng tôi biết rằng không phải chỗ nào làm du lịch thì người dân cũng chặt chém, cũng hành hung hay làm những thủ đoạn ép buộc du khách, nhưng sự việc khách du lịch ở Lagi lần này trở thành hồi chuông cảnh báo thực sự, là “báo động đỏ” về văn hóa ứng xử với du lịch của những người làm du lịch ở Việt Nam. Sự việc xảy ra, khiến nhiều người dân cảm thấy e ngại khi đến đây du lịch và nghiễm nhiên Bình Thuận trở thành một “điểm đen” trong tâm lý của du khách. Chính quyền cần chấn chỉnh kịp thời những hành vi này, để du khách thực sự an tâm khi đến đây”, anh Nguyễn Văn Long, Giám đốc Công ty Du lịch Green chia sẻ. |
Anh Đặng Thế Hùng, một hướng dẫn viên du lịch lâu năm tại Cty du lịch Green, chia sẻ, một điểm đến hấp dẫn và thân thiện luôn thu hút được du khách, thế nhưng chỉ cần để xảy ra một vấn đề nhỏ về văn hóa ứng xử của người làm du lịch với khách thì sẽ tạo ra một phản ứng ngược, khách du lịch sẽ bỏ ngay nếu như Cty chào tour. Xây dựng hình ảnh đã khó, mà giữ được hình ảnh còn khó hơn, hẳn những người làm du lịch không muốn hầu bao của mình ngày một xẹp đi, nếu vậy chúng ta cần phải thay đổi cách làm, cách ứng xử với du lịch ngay từ bây giờ.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Long (Công ty Du lịch Green) cho biết, hiện nay ngành du lịch Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng để xây dựng hình ảnh đất nước tươi đẹp, văn minh và hiếu khách. Những nỗ lực này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như những hành vi chặt chém, hành hung du khách như trên còn tái diễn. Chúng ta không nên mãi hô hào, tuyên truyền, mà cần hành động. Để làm được điều này không chỉ là trách nhiệm của ngành du lịch, mà cần phải có sự chung tay góp sức của chính quyền địa phương. Hiện nay ở Việt Nam T.P Đà Nẵng đang làm rất tốt vấn đề này.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Thể thao 22/11/2024 23:26
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Thể thao 22/11/2024 16:56
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Thể thao 21/11/2024 22:17
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
HLV Pep Guardiola sẽ ở lại Man City đến năm 2027
Thể thao 21/11/2024 11:49
Ghi dấu ấn với những khoảnh khắc “Sống lại tiếng yêu đầu” với đêm nhạc Michael Learns To Rock
Âm nhạc 20/11/2024 16:20
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ: Messi kiến tạo để Martinez ghi bàn
Thể thao 20/11/2024 10:51
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Thời trang 19/11/2024 10:15
Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón nồng nhiệt ngày trở về
Giới sao 19/11/2024 00:36