Thị trường điện máy: Ánh sáng cuối đường hầm
“Cùng dìm nhau”
Trong mấy năm qua, thị trường điện máy luôn là tâm điểm thu hút dư luận bởi sự rình rang của các thương hiệu với việc liên tục khai trương hệ thống cửa hàng và cả việc đóng cửa, phá sản của một số doanh nghiệp (DN). Trong năm 2012, cái tên đáng chú ý nhất của thị trường Hà Nội là Best Carings lặng lẽ rút khỏi thị trường sau vài năm tiến ra miền Bắc. HomeOne và Việt Long cũng đóng cửa trong hai năm sau đó. Trước đó, năm 2011 sự thất bại của cách kinh doanh “bán hàng kiểu Mỹ” đã khiến hệ thống siêu thị WonderBuy phá sản. Mới đây, sau khi Nguyễn Kim bán cổ phần cho doanh nghiệp Thái Lan, Topcare cũng lâm vào tình cảnh bi đát và phải dừng hoạt động, mặc dù trước đó, họ tuyên bố hùng hồn sẽ trở thành vị trí dẫn đầu,…
Trong năm 2010, Nguyễn Kim chiếm 27% thị phần bán lẻ điện máy trong nước, đứng đầu thị trường và liên tục phình to. Suốt ba năm, từ năm 2010 - 2012, công ty này mở liên tục 18 trung tâm điện máy mới. Doanh thu năm 2011 của Nguyễn Kim cũng rất khả quan, đạt 400 triệu USD, tăng trưởng 30% so với năm 2010. Từ đây, Nguyễn Kim hướng đến tham vọng doanh thu 2 tỷ USD trong năm 2015, đồng nghĩa với việc duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân từ 30 - 50%/năm. Thế nhưng, từ năm 2013 đến nay, Nguyễn Kim chưa phát triển thêm được điểm bán lẻ mới nào. Trong khi đó, hàng loạt các đổi thủ khác như Thế giới di động, Điện máy Trần Anh, Pico, HC… vẫn “rượt đuổi” nhau trong cuộc đua mở chuỗi hệ thống để chiếm lĩnh thị phần, không chỉ ở các thành phố lớn mà còn vươn ra các tỉnh. Và cái kết là Nguyễn Kim đã phải bán 49% cổ phần cho doanh nghiệp Thái Lan, thoát khỏi cơn bão khó khăn đang chờ ập đến.
Cùng đó, thương hiệu Topcare, khi khai trương điểm bán tại đường Hoàng Minh Giám (Thanh Xuân - Hà Nội) vào quí 4/2014, đại diện hãng này còn bày tỏ sự lạc quan, khẳng định công ty đã vượt qua khó khăn và sẽ phát triển mạnh mẽ: “Topcare sẽ tiếp tục khai trương các siêu thị tiếp theo trong thời gian từ nay đến năm 2015 để đứng ở vị trí dẫn đầu thị trường điện máy phía Bắc”. Thế nhưng câu nói chưa kịp khô môi, Topcare đã đột ngột đóng cửa toàn bộ hệ thống cửa hàng.
Sốc lại cách làm
Thực tế cho thấy, cuộc đua của ngành hàng điện máy sẽ ngày càng khốc liệt hơn, và sẽ có thêm DN bị loại ra khỏi cuộc chơi, nếu các DN không tìm hướng đi mà chỉ lo cạnh tranh “dìm nhau”, nhất là khi thị trường lại xuất hiện sự tham gia của những ông lớn như Vincom Group với thương hiệu VinPro hay các nhà đầu tư nước ngoài như Central Group (Thái Lan), Aeon (Nhật Bản),… |
Thực tế cho thấy, kinh doanh trong ngành bán lẻ điện máy rất ít DN có được lợi nhuận cao. Như với điện máy Trần Anh, mặc dù có doanh thu, nhưng chi phí phát sinh cao nên lợi nhuận chỉ nằm ở con số khiêm tốn với 3,9 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận của DN này rơi vào tình trạng báo động, khi lợi nhuận/doanh thu chỉ đạt 0,16%, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 1,34%. Theo các chuyên gia, đặc thù kinh doanh điện máy là phải có nguồn vốn lớn, đơn cử mở một siêu thị có quy mô, vốn đầu tư lên tới 30-40 tỷ đồng. Song hầu hết các DN đều phải sử dụng vốn đi vay và dùng chính tài sản là siêu thị cùng hàng hoá để thế chấp, nên nguồn vốn thực chất mà các DN được xem là “đại gia” này có được, là không nhiều.Trong khi đó, để cạnh tranh, DN phải liên tục mở rộng chuỗi hệ thống, cùng sức ép thu hút khách hàng, nên phải chạy đua trong cuộc chiến giảm giá, khuyến mãi, nên càng khiến cho DN điện máy rơi vào vòng xoáy “cùng dìm nhau”.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động cho rằng, thị trường kinh doanh bán lẻ điện máy hiện tại vẫn còn đất. Các doanh nghiệp trong nước vẫn có cơ hội để chiếm lĩnh thị trường, mở rộng kinh doanh bán lẻ mặt hàng điện máy, cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp nước ngoài, nếu như các DN sốc lại cách làm và nghiên cứu kỹ thị trường.
Điều này là hoàn toàn có lý, bởi hiện nay, thị trường điện máy vẫn đang tập trung về các thành phố lớn, chưa đi sâu vào thị trường tiềm năng ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, không ít DN điện máy lớn đều muốn quảng bá rầm rộ nhằm hút khách hàng nên đầu tư toàn bộ mặt bằng tòa nhà kinh doanh, vì vậy chi phí rất lớn. Bởi thế, việc thu gọn diện tích trong một phần của trung tâm thương mại, siêu thị hay khu chung cư, tòa nhà để giảm chi phí thuê mặt bằng, cũng là một trong những giải pháp mở ra cánh cửa cho DN điện máy trong bối cảnh hiện nay, như trước đây, hệ thống siêu thị điện máy Chợ Lớn đã thực hiện thành công mô hình này.
Lê Mai
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35