Thay mới, nhưng phải xử nghiêm các hành vi vi phạm
Vỉa hè thành nơi... họp chợ | |
Đường La Thành: Còn đâu vỉa hè cho người đi bộ? | |
Xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở phố Chùa Bộc |
Việc sớm “thay áo” sửa chữa vỉa hè là cần thiết song về lâu dài, để đảm bảo chất lượng hạ tầng, việc xử lý nghiêm những vi phạm lấn chiếm, biến vỉa hè thành lòng đường là hết sức cần thiết.
Vỉa hè đối diện với khu Thương mại dịch vụ Trung Văn 1A và 1B ngập trong rác sinh hoạt, cỏ dại và đất cát. Ảnh: Giang Nam |
Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Trên nhiều tuyến phố Hà Nội, tình trạng vỉa hè đã và đang xuống cấp xuất hiện ở nhiều khu vực quận, huyện như: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy… Theo ghi nhận, trừ các phố đang có các hạng mục công trình dân sinh được thi công triển khai như: Đường Xuân Thủy (quận Cầu Giấy); đường Trường Chinh (đoạn từ nút giao Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn hướng về Ngã Tư Sở); đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân)… vỉa hè xuống cấp thì không ít điểm tình trạng cũng xảy ra tương tự.
Các phương tiện lưu thông khiến vỉa hè đường Tố Hữu bong tróc, xuống cấp. |
Cụ thể, tại khu vực số nhà 27 đường Tô Hiệu đến Cầu Đen; vỉa hè tại trục đường Vũ Trọng Khánh và đoạn giao cắt giáp ranh với Nguyễn Văn Lộc (quận Hà Đông); khu vực đường Tố Hữu (quận Nam Từ Liêm) đoạn trải dài từ nghĩa trang đến giáp Cầu Sông Nhuệ… Tại một số tuyến phố trung tâm khác như Nguyễn Lương Bằng, Khâm Thiên… hiện tượng xuống cấp cũng đang diễn ra.
Tại những điểm này, có một điểm chung là lún sụt, bong tróc nghiêm trọng. Nhiều điểm đã bị mất gạch lát, nền đất lún sâu, rất phản cảm. Nghiêm trọng hơn, tại điểm đối diện với khu Thương mại dịch vụ Trung Văn 1A và 1B, do không được quan tâm, dọn dẹp nên cả một đoạn vỉa hè dài gần 200m bị phủ trong cỏ dại, đất cát và rác sinh hoạt.
Cần phải khẳng định, tình trạng vỉa hè ngày càng bị xuống cấp, sụt lún, xuất hiện nhiều gạch đá lởm chởm, gồ ghề như trên đã ảnh hưởng lớn đến người đi bộ và mĩ quan đô thị. Đáng nói, tại những điểm đề cập phần lớn đều là các tuyến phố trung tâm và là “bộ mặt” của thành phố. Bên cạnh hệ lụy khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác thì vỉa hè xuống cấp còn khiến người đi bộ mỗi khi đi qua những khu vực này buộc phải xuống lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.
Vì sao nên nỗi?
Hà Nội dự kiến lát đá vỉa hè mới cho gần 300 tuyến phố Mới đây, Phó Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký ban hành “Thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn,” bao gồm Hướng dẫn sử dụng, phần Bản vẽ mẫu để các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, tham khảo khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa hè đường đô thị trên địa bàn thành phố. Quyết định này là cơ sở để chính quyền cấp quận tái khởi động các dự án lát mới hè phố. Theo bảng tổng hợp đề xuất của 15 quận, huyện, thị xã kèm theo quyết định này, có gần 300 tuyến đường nằm trong khu vực cải tạo, chỉnh trang hè phố, với 3 loại vật liệu là: Đá tự nhiên; gạch tezarro hoặc gạch bê tông vân đá; gạch block. Trong đó, hơn 100 tuyến phố được đề xuất lát hè bằng đá tự nhiên; khoảng 170 tuyến phố lát hè bằng gạch tezarro hoặc gạch bê tông vân đá; và 19 tuyến phố được đề xuất lát hè bằng vật liệu gạch block. Thành phố cũng quy định chỉ thực hiện lát đá vỉa hè với điều kiện đã hạ ngầm hệ thống dây nổi, đồng bộ hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, nổi, các công trình kiến trúc hai bên đường đã được xây dựng ổn định; đồng bộ với việc cải tạo chỉnh trang mặt tiền các tuyến phố. |
Khách quan nhìn nhận, vỉa hè là một bộ phận của đường phố đô thị, dành phục vụ chủ yếu cho người đi bộ. Thế nhưng, hiện nay những chức năng cơ bản của vỉa hè đang bị chiếm dụng và sử dụng sai mục đích. Điển hình của việc lấn chiếm vỉa hè là tình trạng chợ cóc, hàng quán, hàng rong… tràn lan. Tuyến phố Lương Yên, thuộc địa bàn phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng là ví dụ.
Tại đây, người tham gia giao thông đi qua đoạn từ ngõ 92 phố Lương Yên đến ngã ba Lương Yên - đê Trần Khát Chân thường xuyên gặp cảnh ùn tắc. Nguyên nhân xuất phát từ tình trạng tiểu thương buôn bán, bày sạp, bàn, tủ bày đủ thứ từ rau xanh, quả tươi, gà vịt sống hoặc đã sơ chế... ngang nhiên chiếm toàn bộ vỉa hè. Nhất là vào buổi sáng, các hàng bún, xôi, phở bắc bếp, đặt nồi đun nấu, xếp bàn ghế lấy hết vỉa hè khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường.
Tương tự, tại các tuyến phố kinh doanh sầm uất như phố Chùa Láng, Cầu Giấy… diện tích vỉa hè cũng thường xuyên bị các cửa hàng trưng dụng thành bãi đỗ xe cho khách hàng. Vào những ngày các cửa hàng giảm giá, lượng khách đến đông, nhiều xe còn được để cả dưới lòng đường, khiến người đi bộ phải khổ sở tìm lối đi. Cần phải khẳng định, Luật Giao thông đường bộ đã quy định người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường nhưng hiện nay hè phố, lề đường đã và đang bị chiếm dụng khiến cho người đi bộ không thể tuân thủ luật.
Vỉa hè xuống cấp còn xuất phát từ sự thiếu ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông. Nói cách khác, tại nhiều khu vực, nếu như lòng đường dành cho phương tiện giao thông thì nay lại có bóng dáng của người đi bộ, còn trên lối đáng ra của người đi bộ thì lại bị xe cộ, những quán hàng rong chiếm lối.
Tại những nơi này, thay vì lưu thông dưới lòng đường thì không ít người điều khiển xe máy lại thản nhiên chạy băng băng trên vỉa hè. Dễ thấy nhất là ở các khu vực đường Hồ Tùng Mậu, nút giao với đường Lê Đức Thọ kéo dài đến Trường đại học Thương mại. Tại đây, cứ vào giờ cao điểm từ 7-9 giờ và từ 17 giờ đến 19 giờ, tranh thủ lúc lực lượng chức năng tập trung phân làn, luồng phương tiện thì vỉa hè lại bị xe máy tràn lên khiến cả khu vực trở nên hỗn loạn.
Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra tại khu vực đường Tố Hữu, hướng đi Hà Đông, đoạn trải dài từ nghĩa trang đến giáp Cầu Sông Nhuệ. Theo ghi nhận, trải khắp diện tích vỉa hè khu vực này xe máy thản nhiên di chuyển lên không gian dành cho người đi bộ. Hệ lụy nhãn tiền là, kết cấu vỉa hè bị phá vỡ. Bề mặt vỉa hè khu vực này “gánh” quá nhiều xe máy nên xuất hiện các điểm bong tróc, lún nứt…
Theo tìm hiểu, vỉa hè vốn là nơi dành riêng cho người đi bộ. Do đó, kết cấu của vỉa hè mang tính đặc thù và có sự khác biệt rất lớn so với lòng đường và những mặt bằng hạ tầng giao thông khác. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất là vỉa hè có kết cấu cường độ nhẹ hơn so với đường.
Điều này khiến vỉa hè chịu được áp lực tải trọng phương tiện di chuyển trên bề mặt thấp hơn nhiều. Khi nhiều phương tiện di chuyển trên vỉa hè, đặc biệt là phương tiện có tải trọng lớn như ô tô sẽ dễ khiến kết cầu này bị phá vỡ, từ đó dẫn đến hiện tượng sụt lún, xuống cấp của vỉa hè.
Khách quan nhìn nhận, Hà Nội đã và đang có nhiều chiến dịch, động thái chấn chỉnh các vi phạm trên vỉa hè, sửa sang vỉa hè để bộ mặt đô thị ngày một văn minh, đã mạnh tay xử lý những cá nhân, tổ chức có sai phạm để trả lại không gian vỉa hè cho người đi bộ... Tuy nhiên, để đảm bảo sự bền vững của vỉa hè, cốt yếu vẫn là người dân và các đơn vị quản lý phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, quản lý vỉa hè.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Trật tự đô thị 23/11/2024 14:49